Trang:Việt thi.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

a) Câu lục. Tiếng thứ hai bằng, tiếng thứ tư trắc, tiếng thứ sáu bằng và vần.

Trăm năm trong cõi người ta,

Song khi có tiểu-đối, hay ba tiếng đi với nhau. thì tiếng thứ hai trong câu lục có thể là tiếng trắc:

Mai cốt-cách, tuyết tinh-thần.
Nền phú-quí, bậc tài-danh.

Hay là:

Đau-đớn thay, phận đàn-bà.
Người một nơi, hỏi một nơi.

b) Câu bát. Tiếng thứ hai bằng, tiếng thứ tư trắc, tiếng sáu bằng và vần, tiếng thứ tám bằng và vần:

Chữ tài, chữ mệnh khéo ghét nhau.

Hai tiếng bằng thứ sáu và thứ tám nhất-định phải một tiếng bổng và một tiếng chìm, như: với nhau, — đau với lòng, ở mấy câu thơ để làm mẫu ở trên.

Đó là luật bằng trắc nhất-định trong thể thơ lục-bát. Sai luật ấy là thất luật.

2. Vần. — Trong hai câu thơ lục và bát, câu lục chỉ có cước-vận ở chữ thứ sáu, mà câu bát thì có yêu-vận ở chữ thứ sáu và cước-vận ở chữ thứ tám.

Tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát ở dưới. Tiếng cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục tiếp sau:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài, chữ mệnh khéo ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng.

Xem như thế, thì thơ lục-bát cứ phải có ba vần đi với nhau, một vần ở cuối câu bát, một vần ở cuối

24