Trang:Việt thi.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

câu lục tiếp sau và một vần ở chữ thứ sáu trong câu bát nối với câu lục ở trên. Đến cuối câu bát ấy lại đổi sang vần khác. Xem mấy câu thơ đầu truyện Kiều thì thấy hết ba vần nhau, dâu, đau, lại đổi sang ba vần lòng, phong, hồng, v.v...

3. Đối.— Thơ lục-bát có hai câu dài ngắn không đều, cho nên khi người ta muốn đối, thì chỉ dùng tiểu-đối trong một câu, chứ không có bình-đối hai câu với nhau:

Sương in mặt, tuyết pha thân,

Hay là:

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Tội-nghiệp và công-đức cô Kiều (Truyện Kiều)

Giác-duyên từ tiết giã nàng,
Đeo bầu quảy níp, rộng đường vân du,
Gặp sư Tam-hợp đạo-cô,
Thong-dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:
« Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sao rặt những đoạn-trường thế thôi? »
Sư rằng: « Phúc họa đạo trời,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cỗi phúc, tình là dây oan.
Thúy Kiều sắc-sảo khôn-ngoan,
Vô duyên là phận hồng-nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong-dong,
Ở không yên-ổn, ngồi không vững-vàng,
Ma đưa lối, quỉ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn-trường mà đi.
Hết nạn ấy, đến nạn kia,

25