VIỆT THI
lối thơ luật đổi ra vần trắc, chứ trong Đường-thi không bao giờ có thơ luật vần trắc.
Luật có hai thứ: một thứ luật bằng và một thứ luật trắc. Hễ chữ thứ hai câu thơ thứ nhất là tiếng bằng, thì gọi là luật bằng, chữ thứ hai ấy là tiếng trắc, thì gọi là luật trắc.
Hai luật ấy theo kiểu-mẫu sau này:
Ngũ-ngôn tám câu luật bằng
b | b | tr | tr | b | ||
tr | tr | tr | b | b | ||
tr | tr | b | b | tr | đối | |
b | b | tr | tr | b | ||
b | b | b | tr | tr | đối | |
tr | tr | tr | b | b | ||
tr | tr | b | b | tr | ||
b | b | tr | tr | b |
Ngũ-ngôn tám câu luật trắc
tr | tr | tr | b | b | ||
b | b | tr | tr | b | ||
b | b | b | tr | tr | đối | |
tr | tr | tr | b | b | ||
tr | tr | b | b | tr | đối | |
b | b | tr | tr | b | ||
b | b | b | tr | tr | ||
tr | tr | tr | b | b |
Ngoài lối tám câu, thơ ngũ-ngôn còn có thể làm dài hơn nữa, là lối bài luật, đặt từ mười-hai đến hai-mươi câu, nhưng lối mười sáu câu thường thông
35