Trang:Việt thi.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

Bất-luận.— Nếu theo đúng luật như trên, thì khó quá, cho nên người ta lập ra lệ bất-luận. Bất-luận nghĩa là không kể luật; những chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm trong câu thơ, có thể dùng tiếng bằng thay tiếng trắc hay là tiếng trắc thay tiếng bằng.

Thơ ngũ-ngôn, thì có nhất, tam, bất-luận.

Luật Bất-luận
b b tr tr b tr b b tr b
tr tr tr b b b tr b b b
tr tr b b tr b tr tr b tr
b b tr tr b tr b b tr b

Thơ thất-ngôn, thì có nhất, tam, ngũ, bất-luận.

Luật Bất-luận
b b tr tr tr b b tr b b tr b tr b
tr tr b b tr tr b b tr tr b b tr b
tr tr b b b tr tr b tr tr b tr tr tr
b b tr tr tr b b tr b b tr b b b

Khổ-độc.— Khổ-độc là khó đọc, câu thơ đọc lên trúc-trắc không được êm tai. Theo lệ bất-luận, thì chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không phải theo luật, song tiếng trắc đổi làm tiếng bằng, thì bao giờ nghe cũng thuận tai, còn tiếng bằng đổi sang tiếng trắc, thì có khi nghe chướng tai lắm. Thí-dụ:

Khổ-độc trong thơ ngũ-ngôn:

b b tr tr b, nếu chữ thứ nhất đổi làm tiếng trắc thì khổ-độc.
b b b tr tr, nếu chữ thứ ba đổi làm tiếng trắc thì khổ-độc.
tr tr b b tr

Khổ-độc trong thơ thất-ngôn:

tr tr b b tr tr b, nếu chữ thứ ba đổi làm tiếng trắc thì khổ-độc.
38