Trang:Việt thi.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

theo thể cổ-phong, có thứ theo thể luật, và tuyệt có nghĩa là ngắt, ngắt ra bốn câu, nên còn gọi là tứ-tuyệt.

Sự ngắt bốn câu thơ luật ra làm bài tuyệt-cú có nhiều cách và thành ra có thứ tuyệt-cú bốn câu ba vần và có thứ bốn câu hai vần.

1.— Ngắt bốn câu đầu bài thơ luật, thì ba vần và hai câu dưới có đối; ngắt hai câu đầu và hai câu năm và sáu, thì ba vần và hai câu dưới có đối; ngắt hai câu đầu và hai câu cuối, thì ba vần và cả bốn câu không có đối.

2. — Ngắt bốn câu cuối bài thơ luật, thì hai vần và hai câu trên có đối; ngắt bốn câu giữa, ba bốn và năm sáu, thì hai vần và bốn câu đều có đối.

Thơ tuyệt-cú dù là thể cổ-phong hay thể luật, bao giờ cũng phải đủ những ý: khởi, thừa, chuyển, hợp, thì thơ mới hay. Vì thế cho nên thơ tuyệt-cú vẫn khó làm cho thật hay.

Ngũ-ngôn tuyệt-cú

Tự thán (thể cổ)

Mê quá nên quên dại,
Tỉnh vậy mới biết say.
Gần đèn cũng sáng mắt,
Xa dao không đứt tay.

Đời người

(Thể luật, hai câu trên đối)

Người hết danh không hết,
Đời còn việc vẫn còn,

42