Trang:Việt thi.pdf/4

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.

như một bảo-vật và nên trau-giồi cho được toàn hảo toàn mỹ. Đó cũng là một sự nhu-yếu trong sự học tương-lai.

Xưa kia ta chỉ học chữ, không ai học nôm. Nôm là tiếng nói thông-thường của người nước ta, chữ là lối viết chung cho những nước đồng văn như nước Tàu và nước ta, chỉ có người đi học mới biết chữ. Người đi học lấy đạo Nho làm cốt, cho nên gọi thứ chữ ấy là chữ nho. Đời xưa người đi học chỉ tập làm văn bằng chữ nho, chứ không tập làm văn nôm. Tuy nhiên, người ta đã có tiếng nói riêng, thì thế nào cũng có khi cao-hứng mà thốt ra những bài văn bài thơ bằng tiếng nôm. Vì vậy từ cuối đời Trần về sau, cái trình-độ văn-học của ta đã lên cao, có nhiều người dùng quốc âm làm những bài văn bài thơ rất có giá-trị.

Tiếng nôm ta và chữ nho đều là tiếng đan-âm, cho nên ai đi học đã làm được thơ chữ, thì cũng làm được thơ nôm. Thơ nôm của ta, trừ hai lối thơ riêng là thơ lục-bát và thơ song-thất lục-bát, còn là theo qui-tắc thơ chữ mà làm, như thơ cổ-phong, thơ luật hay thơ tuyệt-cú v.v. Có nhiều bài thơ nôm rất tài-tình và có ý-nghĩa chẳng kém gì thơ chữ nho. Ấy đủ rõ là tiếng nước ta không nghèo-hèn và có thể có cái tương-lai rực-rỡ vậy.

Từ khi có chữ quốc-ngữ thành ra thứ chữ phổ-thông, thấy nhiều người thích làm thơ, mà không hiểu hết những qui-tắc các lối thơ, nhất là hay sai-lầm về sự gieo vần cho đúng. Thiết nghĩ, ta nên bàn rõ những cách dùng tiếng bằng tiếng trắc, cách gieo
VI