thủa nhỏ và sau có tiếng là hay thơ. Chồng là Phù Phúc-Hoành, người làng Phù-xá, làm quan đời vua Thánh-tông đến chức Đông-các học-sĩ. Bà được vua vời vào trong cung, giữ chức Phù-gia học-sĩ, thọ được 44 tuổi.
Lương Hữu-Khánh. Tiên-sinh là con trạng-nguyên Lương Đắc-Bằng, có tiếng hay chữ và giỏi quốc-âm.
Nguyễn Bỉnh-Khiêm (1491 — 1585). Tiên-sinh hiệu là Bạch-vân-am cư-sĩ, đỗ Trạng-nguyên năm Đại-chính (1530 — 1540) đời Mạc Đăng-Doanh, làm quan được phong tước Trình quốc-công, tục thường gọi là Trạng Trình. Ông người làng Trung-am, huyện Vĩnh-lại, tỉnh Hải-dương. Ông giỏi về Dịch-học và thuật-số, thường làm những bài sấm nói về đời sau. Ông làm rất nhiều thơ quốc-âm, nhất là lối thơ cổ-phong tám câu bảy chữ, chen những câu sáu chữ. Thơ của ông chỉ nói về cách ăn-ở theo đạo nghĩa, có vẻ chất-phác và có ý-nghĩa sâu xa. Ông có để lại bộ Bạch-vân thi-tập.
Nguyễn Lễ. Người huyện Quế-dương, tỉnh Bắc-ninh, đỗ Hoàng-giáp cuối đời Mạc, sau bỏ về đi ẩn.
Nguyễn Minh-Triết. (1567 — 1662). Ông người làng Dược-sơn, huyện Chí-linh, tỉnh Hải-dương, đỗ Thám-hoa năm 54 tuổi đời vua Lê Thần-tông, làm quan đến Binh-bộ thượng-thư, phong tước Cẩm quận-công rồi về trí-sĩ, thọ 95 tuổi. Ông là một nhà văn-học có tiếng đời bấy giờ, ai cũng kính-phục.
Lê Quí-Đôn (1726 — 1784). Ông người làng Duyên-hà, huyện Duyên-hà, tỉnh Thái-bình bây giờ. Ông đỗ Bảng-nhỡn, làm quan đời Lê Cảnh-hưng, có