Trang:Việt thi.pdf/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

không hay. Nhất là làm thơ mà dùng tiếng không đúng luật ấy, thành ra thất luật, mất vẻ thơ.

Theo chữ quốc-ngữ, thì tiếng bằng là những tiếng có giọng êm-dịu và có thể đọc kéo dài ra được, như những tiếng thượng-bình-thanh, không có dấu huyền, và những tiếng hạ-bình-thanh, có dấu huyền. Tiếng trắc là những tiếng có giọng ngắn-ngủn, không đọc dài ra được, như những tiếng có chữ c, ch, p, t đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.

Vì âm-hưởng tiếng bằng và tiếng trắc khác nhau như thế, cho nên phải xếp những tiếng ấy cho khéo, thì tiếng nọ chế tiếng kia, thành ra một thứ âm-điệu nghe hay và dễ đọc. Nếu không, thì đọc lên trúc-trắc nghe chướng tai, không phải là văn nữa.

Tiếng bổng tiếng chìm — Trong những tiếng bằng và tiếng trắc, tiếng nào cũng có thứ tiếng bổng và tiếng chìm. Tiếng bổng trong tiếng bằng là những tiếng thượng-bình-thanh, không có dấu huyền; tiếng chìm là những tiếng hạ-bình-thanh, có dấu huyền. Tiếng bổng trong tiếng trắc là những tiếng có dấu sắc và dấu ngã; tiếng chìm là những tiếng có dấu hỏi và dấu nặng.

Cách dùng tiếng bổng và tiếng chìm chỉ nhất-định ở chữ thứ sáu và chữ thứ tám ở câu bát trong thơ lục-bát mà thôi, ngoài ra các tiếng khác trong câu thơ không có luật định rõ, nhà làm thơ phải tự mình chọn tiếng cho khéo, để khi đọc câu thơ lên, ai nghe cũng cho là hay. Đó là cái đặc-tài của từng người.

CÁCH GIEO VẦN

Vần. — Làm thơ thì phải có vần. Vần nghĩa là tiếng này với tiếng kia cùng một âm-hưởng, tiếng

10