Trang:Vi nghia quen tinh.pdf/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 8 —

dạo cũng gần kề, con đường cái một vài cái xe phu kéo. Đi chưa được mấy thời lại thấy:

— Ông Tiếu-Hoa tư-tưởng đã được mối gì chưa?

Ồ hay! Ai chòng nghẹo chi Tiếu-Hoa khiến cho chân chẳng buồn đi, đứng ngơ-ngẩn mặt. Thoái-thác để bạn đi mà mình ở lại. Bấy giờ chiều cũng không về nhà ăn cơm nữa.

Đêm khuya người vắng, đường ngắn bước không cùng, sương reo ngọn cỏ, đèn chen lá cây. Bốn bề tịch-mịch thanh-u, trông phong-cảnh như chiều muốn khóc. Khách qua qua lại lại, chỉ thấy gần đó có cái cảnh bên trong, cái tường bao ngoài, cây xanh nhà trắng, cửa đóng người rên. Những tiếng gọi hãi còn như văng-vẳng ở bên tai. Ôi! Có phải là trường thi đây ngày trước, văn-tự tàn-hồn muốn cùng người than khóc nỗi trầm-luân song lại ngượng lời đó chăng? Hay là giang-sơn linh-khí, từng tang thương lắm muôn cùng người bàn-bạc nỗi-niềm ai-oán đó chăng? Chắc không phải oan-hồn những bệnh-nhân vì sự bất-bình vào nhà thương nằm ở buồng này mà thác, gọi người bạch nỗi thương-tích trong lòng! Cũng không có lẽ, những cô « sa-phăm » hay những cô « anh-phe-mi-e » còn đương hiện-tại đến ngày gác ngồi đó ngó cổ ra đưa khách qua đường!

Thôi, đêm sâu gió lạnh, băn-khoăn vô-ích từ cảnh về nhà để ăn cơm: Người ta ai cũng phải ăn mới sống. Các nhà chính-trị Âu-châu có nói: « Trị-dân phải nhớ lấy cơm ăn cho sống đã rồi hãy nói triết-học sau ». Tiếu-Hoa nghĩ đến sự người ta cần phải ăn mà biết rằng tạo-hóa hèn người không sao chối được. Càng thêm tư-tưởng vẩn-vơ hoài. Tiếng gọi là ai gọi? Vẫn chưa nghĩ ra ai ».

Ký-giả cứ ý nguyên-cảo của ông Tiếu-Hoa mà viết lại. Tư-tưởng ông thế nào? Ký-giả yêu ông, mà không biết! Những nhời ông tả như thực như hư, thực cũng không thế nào mà hiểu được. Ký-giả chỉ xin đoán phỏng rằng cái tiếng gọi ấy hoặc là tiếng gọi của tư-tưởng ông...

Viết năm 1920.