Trang:Vi nghia quen tinh.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 41 —

biết viết được thời nhờ ai gửi được. Mới xin ông Tham dạy cho học chữ quốc-ngữ, bốn tháng Tuệ-Châu đã xem được nhật-trình, chỉ chữ không được tập thời viết không thành chữ mà thôi...

Than ôi! danh-ca như đầu Phụng, thời vét bao của đời, lấy bao tiền thiên-hạ, phá bao sản-nghiệp của khách làng chơi? Thế mà được bao nhiêu lại cúng vào thần cờ bạc tất cả. Ông giời quả-báo, nghĩ cũng đáng thân. Bởi vậy cho nên tuổi xuân ngày quá, khách trẻ ngày xa, ông Tham Lục-lộ kia chơi hoa cho dữa nhị dần lại thôi! Khi ông đổi về Thanh-hóa, Phụng cũng biết rằng không còn tình đậm-đà như trước nữa, cho nên cũng cuốn gánh-gồng về ở Sơn-tây đổi tên là Hậu. Bấy giờ Tuệ-Châu đã 14 tuổi, Phụng chưa cho hầu rượu, song vẫn bắt ngồi ca, các quan Phủ, quan Huyện, quan Huấn, quan Giáo ở Sơn-tây ai ra hát nhà Phụng cũng đã là rầy-vò bế ãm Tuệ-Châu. Nhưng Tuệ Châu xem mặt ra cũng chẳng có thể tỏ với ai nông-nỗi mình được. Nghĩ thân liễu yếu đào tơ, phải bị ngâu vày, chuột vọc: quan trải, lại trải, ba-que trải, sỏ-lá trải, thầu khoán buôn bán trải, mà ai cũng là đem tâm dâm-ngược ép nài mình mà thôi! Không biết bao giờ cho ra khỏi nơi hổ-huyệt. Đôi khi ngồi nhớ đến mẹ cha, không biết sân Lai xa cách bấy giờ làm sao? Lắm lúc trông hoa đèn mà sụt-sùi với bóng, dẫu sao cũng ở tay người! Nhiều hôm trời tĩnh đêm thanh, Tuệ-Châu ra đứng sân trông lên trời khấn-nguyện, song giời cao nào có thấu tình!

Ở Sơn-tây một năm, Phụng lại theo tình-nhân mới là một ông Phán tòa sứ về Hà-nội, lại ở hàng Giấy. Tuệ-Châu bấy giờ đã đến 15, Phụng bèn chia trầu cho đi mời rượu. Từ đó mà đi, mặt dạn mày dày, ngày càng thêm lộ, tủi thân đến bước lạc-loài, biết bao giờ mới ra ngoài bể oan. Thương-sót thay! cho Tuệ-Châu, con nhà thế-phiệt, ngọc đúc hoa thêu, không phải là người hư thân mất nết, không phải là gia-vận suy-vi, mà cũng hóa ra con đĩ. Các cậu công-tử Bột ta thi nhau đến cửa, kẻ nọ bắt nhân-tình, người kia hòng kết tóc, nhưng khi trướng phụng la-đà, đem lời tâm-phúc kể với những người quen biết, nhưng mà