Trang:Viet Han van khao.pdf/111

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 99 —

lên rãy khác. Văn-chương nếu cứ theo đề mà phu diễn thì mở mồm là hết ý ngay, cho nên khi nói hết ý thì phải chuyển đi đường khác.

Phản (nói trái đi).— Cổ văn làm cho người ta phải kinh động tâm thần, không gì hay bằng văn Quốc-sách. Trong quốc-sách thì toàn là nhời của bọn du-thuyết. Bọn du-thuyết động nói việc gì, chẳng những là nói vô lợi mà lại nói: nếu không thế thì có hại nữa. Nhời nói như là gõ đến xương cạo đến tủy, làm cho vua chư-hầu phải biến sắc giùng mình. toàn là dùng lối phản thuyết. Lối ấy ví như trong sách Luận-ngữ bàn đến Quản-Trọng làm cửa tắc-môn, giá cứ nói ngay thì chỉ nói Quản-Trọng không biết lễ phép là đủ, song lại nói rằng: họ Quản mà biết lễ thì ai là chẳng biết lễ, đó là cách phản thuyết đó.

Cán (bổ).— Cán là bổ thêm cái ý của ngori đời trước, nghĩa là ý cổ nhân chỗ nào còn khuyết thì thêm vào.

Đại (thay).— Đại là thay nhời cố-nhân. Ta làm bài gì, tức là ta thay khẩu khí của người bấy giờ thì cũng nên tả trong cái ý của người bấy giờ mà thôi.

Phiên (trái lại).— Phiên tức là nghĩa phiên bác cái án trước. Ta lại già múa mang ngòi bút, buộc tội hoặc gỡ tội hoặc gỡ tội cho người, dẫu đã có án nhất định rồi, cũng phiên bác đi được. Nhà làm văn bắt chước lối ấy thì văn càng nẩy tứ mà nhời nhẽ lại càng mới mẻ thêm ra.

Thoát (cổi).— Nhà phong-thủy trọng về việc thoát tả (cổi tháo), tức là chỗ mạch đất cấp thì lấy huyệt hoãn, chỗ mạch đất hoãn thì lấy huyệt cấp. Văn-chương cũng vậy, chỗ thế hoãn thì nên tả cho mau đến ý, đừng để dài dang mà sinh ra nhạt nhẽo, còn những chỗ thế cấp thì nên tả cho khoan thai dãi dề.

Cầm (bắt).— Ông Đỗ-tử-Mỹ nói rằng: « Bắt giặc nên bắt lấy Tướng trước ». Phàm làm văn nắm được chủ ý rồi thì mới làm được văn.