Trang:Viet Han van khao.pdf/114

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 102 —

Thí-dụ bài sau này:

Bóng tháp lô nhô lớp sóng cồn,
Dịp cầu nho nhỏ ghếch sườn non.
Nước trong chưa vẩn tăm Thần-kiếm,
Đường rộng còn trơ dấu Pháp-môn.
Kim-cổ treo chung tranh thủy-mạc,
Tang-thương nhớp nhoáng bóng hoàng-hôn.
Nghìn thu suy thịnh gương còn đó,
Coi thử vầng trăng khuyết lại tròn.

Bài trên này trong bốn câu khoảng giữa: hai chữ « đường rộng » đối với « nước trong » thế là thực đối với thực; « chưa vẩn » đối với « còn trơ », thế là hư đối với hư. « Kim-cổ » đối với « Tang-thương », thế là Hán-tự đối với Hán-tự và là nặng đối với nặng; « treo chung » đối với « nhớp nhoáng » thế là nôm đối với nôm, và là nhẹ đối với nhẹ. « Pháp-môn » đối với « Thần-kiếm », thế là điển-tích đối với điển-tích v. v.

Nhãn-tự.— Nhãn-tự là một chữ mắt câu, nghĩa là chữ cốt yếu ở trong một câu, có chữ ấy thì câu văn thành ra linh động. Thơ cần nhất là chữ nhãn-tự, một câu non giàn, thường quan hệ ở một chữ ấy.

Thí-dụ như câu:

Xanh om cổ-thụ tròn như tán,
Trắng xóa tràng-giang phẳng tựa tờ,
Bầu giốc giang-sơn say chấp rượu.
Túi nèn phong-nguyệt nặng vì thơ.

Trong mấy câu đó thì các chữ om, xóa, giốc, nèn, tròn, phẳng, say, nặng toàn là nhãn-tự, còn như các chữ tựa, như, vì, chấp, thì là các tiếng đưa đẩy, chữ khiến câu mà thôi.

Điểm nhiễm.— Điểm nhiễm là lấy các tiếng có mầu với đầu bài mà điểm vào cho văn-chương có mầu mẽ.