Bước tới nội dung

Trang:Viet Han van khao.pdf/122

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 110 —

muôn năm về sau, và gây nên cuộc thái hòa bấy giờ là mấy lời của vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ truyền thụ lẫn cho nhua. Mấy câu ấy là: « nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất doãn chấp quyết trung », nghĩa là cái lòng nhân-dục rất nguy hiểm, cái lòng đạo đức rất mờ tối, phải cho tinh tế mà kén chọn, phải cho chuyên nhất mà giữ gìn, như thế mới giữ được đạo trung bình. Vì có câu ấy mà thi-hành ra chính-sự hình-pháp, điều gì cũng giữ mục công-chính vô tư, làm nên thịnh trị.

Ngoại giả câu ấy thì có bài hát « canh ca », bài hát « nam huân » và bài hát « canh điền tạc tỉnh », cũng đều là bài văn tả ra quang cảnh lúc thái-bình. Bài canh-ca và bài nam-huân đã kể ra ở tiết trên rồi. Còn bài canh-điển tạc-tỉnh thì có mấy câu rằng: « nhật xuất nhi tác, nhật thập nhi tức, tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, bất thức bất tri, thuận đế chi tắc, đế lực hà hữu ư ngã tai! » nghĩa là mặt giời mọc thì làm, mặt giời lặn thì nghỉ, cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, chẳng biết gì, chẳng hay gì, chỉ giữ theo phép nhà vua mà thôi, mà vua thì có sức gì đỡ được cho ta. Dân chỉ biết yên nghiệp làm ăn, thậm chí không biết đến ân huệ của nhà vua, thì lại càng tỏ ra là thái-bình mà lại càng tỏ ra công-đức của nhà vua như giời, không biết thế nào mà kể.

Xem như vậy, thì văn-chương khi đó rất bình đạm, rất chất phác mà lại có nghĩa rất cao-thâm, rất tinh vi. Đó mới thực là văn-chương đời thịnh-trị, mà cái kết quả rất hay.

Kế đến đời Hạ, Thương, Chu, văn-chương đã hơi phiền hơn đời Đường, Ngu. Nào huấn, nào cáo, nào thệ, nào minh, việc gì cũng đã nói tường tất, đến khi có thi ca nhã tụng thì văn-chương lại càng rực rỡ lắm. Tuy vậy, văn-chương hồi đó vẫn còn là giản phác cổ kính, ôn hòa thuần-hậu, cho nên trí-trị dẫu không bằng thời Nhị-đế, nhưng cũng là một thời thái-hòa. Cuối thời nhà Chu, văn-chương càng ngày càng biến mà khí-vận nhà Chu cũng mỗi ngày một suy.