Trang:Viet Han van khao.pdf/126

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 114 —

chẳng bao lâu mà lặn vào trong núi, muốn kéo lại cũng không sao mà kéo lại được nữa. Song cũng nên cố mà giữ lại lấy một chút bóng thừa để lưu lấy một đôi tí cảnh tượng lúc trung-thiên. Vậy mỗi kinh truyện tưởng cũng nên kể qua nguyên-ủy và bàn qua một vài nghĩa nhớn, để nho-học một mai có tiêu diệt đi mất, có thể nhân đó mà biết được ngạnh khai vậy.

Ngũ-kinh

Kinh Dịch. — Từ thời vua Phục-Hy (trước Thiên-chúa hơn 2000 năm) trông thấy con long-mã đội một bức đồ, trong bức đồ có 55 vết điểm, có những số lẻ số chẵn đối nhau ngài hội được lý âm-dương của Tạo-hóa, mà lý âm-dương ấy lại có một lẽ cao xa làm chủ-trương, tức là lẽ thái-cực. Có lẽ thái-cực ấy mới có âm-dương, rồi từ đó mới sinh sinh hóa hóa vô cùng. Bởi vậy ngài đặt ra bát-quái (tám quẻ), là kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoái. Trong tám quẻ ấy lại nhân với nhau, thành ra 64 quẻ trùng-quái; mỗi quẻ trùng-quái có 6 nét vạch gọi là 6 hào, 64 quẻ thì cả thẩy có 384 hào.

Trong 64 quẻ, 384 hào, có nghĩa quảng-bác, cai hết được tình trạng biến hóa của muôn vật, chủ ý là để cho thiên-hạ xem đó mà biết đường lui tới ở đời. Cách hơn 1000 năm, có vua Văn-Vương đặt ra lời Thoán-từ để đoán chung từng quẻ, ông Chu-Công là con vua Văn-Vương lại đặt ra Tượng-từ để đoán riêng từng hào; cách vài ba trăm năm nữa mới có đức Khổng-tử đặt ra Thoán-truyện Tượng-truyện để giải nghĩa các lời của Văn-Vương, Chu-Công; ngài lại đặt ra Văn-ngôn, Hệ-từ, Thuyết-quái để bàn thêm cho rộng các nghĩa tinh-vi. Từ đó kinh Dịch mới thành một bộ sách quí-báu mà làm tổ cho môn học lý-số ở phương Á-đông ta.

Đó là nguyên-ủy của kinh Dịch. Còn chủ-ý thì tuy vì việc bốc-phệ mà làm ra, nhưng có một chủ ý cao hơn nữa là thánh-nhân cốt dạy người ta lấy cách ở. Thánh-nhân suy một lẽ âm-dương tuần-hoàn tiêu-trưởng là lẽ tất-nhiên, ví như hết ngày đến đêm, hết đêm rồi lại đến ngày,