Trang:Viet Han van khao.pdf/130

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 118 —

và nhân đó mà tìm cách khuyên-răn cho thiên-hạ, ấy là cái cách đem thơ để dạy người đó. Ngày xưa đương thủa nhà Chu hưng thịnh, trên từ chốn giao-miếu, triều-đình, dưới đến các nơi thôn-xã, xóm-mạc, chỗ nào nói ra thơ cũng thuần chính cả, thánh-nhân đã lấy các bài đó lựa vào âm luật, dùng làm khúc nhạc ở chốn hương-thôn để dạy thiên-hạ; đến như thơ các nước chư-hầu thì khi thiên-tử đi tuần thú bắt phải bày tỏ ra để nghiêm xem phong-hóa làm sao, mà thi-hành cái điển truất trắc (Thơ nước nào hay, thì thiên-tử phong chức cho vua chư-hầu, mà dở thì bớt chức đi). Từ thời Chiêu, Mục giở xuống thì nhà Chu đã gần suy, qua đến lúc thiên-đô về Đông-lạc thì điển ấy bỏ mất. Đức Khổng-tử sinh về thời đó, ngài không có quyền thi-hành cái chính khuyến-trừng truất-trắc, ngài mới nhặt nhạnh các thơ đó mà sửa sang lại, ngài bỏ bớt những lời trùng điệp, xếp lại những lời bối rối, bài nào hay, nhưng không đủ cho người bắt chước; bài nào dở, nhưng không đủ cho người ta làm gương răn mình, thì ngài san bỏ đi cả, cho được giản-ước để truyền về lâu dài. Kẻ học-giả xem vào đó, có thể xét được sự hay dở, hay thì bắt chước, dở thì đổi đi, thế là ngài tuy không có quyền chính trong một thời mà cái ơn giáo hóa của ngài thực khắp đến muôn đời vậy. Ấy cũng là cái cách đem thơ dạy người đó.— Vậy thì thơ có các thể quốc-phong nhã-tụng khác nhau là bởi cớ gì? Đáp rằng: Phàm thơ mà gọi là phong, phần nhiều là những bài ca-dao ở nơi xóm ngõ, tức là những nhời giai gái tự tình với nhau. Duy có Chu-Nam, Thiệu-Nam, được gần gụi mà tiêm nhiễm cái giáo-hóa của vua Văn-Vương, tính tình của ai cũng chính, cho nên phát ra nhời nói vui mà không đến nỗi dâm đãng quá, thường mà không đến nỗi bi ai quá, bởi thế chỉ hai thiên ấy gọi là Chính-phong. Còn từ Bội-phong giở xuống, thì các nước trị nước loạn khác nhau, mà người cũng có kẻ hay người dở khác nhau, phong-hóa của Tiên-Vương đến bấy giờ đã biến cải rồi, cho nên gọi là Biến-phong. Đến như nhã tụng thì là những bài nhạc ca dùng ở chốn triều-đình giao-miếu, nhời nói hòa nhã mà nghiêm trang, ý nghĩa rộng rãi mà chặt chẽ. Người làm