Trang:Viet Han van khao.pdf/135

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 123 —

Trong ba truyện ấy, thì truyện Công-dương và truyện Cốc-lương nhời nhẽ rất giản-dị minh-bạch, song hiềm vì nói ước lược quá, truyện Tả-thị thì nói tường-tận hơn, mà nhời nhẽ rất rắn giỏi kỳ cổ, nhưng lại hiềm vì hơi phiền tạp, song điều là có công với thánh-kinh vậy.

Tứ truyện

Đại-học.— Đại-học tức là một quyển sách dạy về khoa cao-đẳng luân-lý ngày xưa. Thời cổ-giả, trẻ lên 8 tuổi vào nhà tiểu-học: học các sách dạy lễ nhạc và các phép xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (tập viết), số (tập tính) và tập các cách ứng-đối tiến-thoái, con vua con quan đến 15 tuổi cùng là phàm dân mà học giỏi rồi mới vào trường đại-học, thì học những cách tu-kỷ trị nhân, tức là sách này.

Sách này nguyên là của thầy Tăng-tử dẫn nhời đức Khổng-tử tức là một chương kinh-văn, rồi chia ra mà giải nghĩa từng câu, tức là 10 chương truyện-văn.

Trong sách có 3 điều yếu-ước gọi là tam cương lĩnh, là minh-đức, tân-dân và chỉ chí-thiện. Minh-đức nghĩa là sửa nết làm cho cái đức-hạnh của mình sáng sủa trong sạch; tân-dân nghĩa là dạy dân, để cho phong hóa mỗi ngày một hay một mới mẻ; chỉ chí-thiện nghĩa là hai điều minh-đức tân-dân ấy, đều phải làm cho đến nơi đến chốn, cho được rất mục mới thôi.

Lại có 8 điều tiết-mục, gọi là bát điều-mục, là cách-vật, trí-tri, thành-ý, chính-tâm, tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ Cách-vật là học việc gì phải học cho đến nơi, trí-tri là biết điều gì phải biết cho đến chốn, thành-ý là khởi nghĩa ra điều gì phải cho thành-thực, chính-tâm là để bụng điều gì phải cho ngay thẳng, tu-thân là sửa nết của mình, tề-gia là khu xử trong nhà cho tề chỉnh, trị-quốc là lo đến việc trị nước, bình thiên-hạ là lo đến việc làm cho thiên-hạ được hòa-bình.

Trong 8 điều ấy, cốt nhất là việc tu-thân. Cách trí, thành, chính để mà tu-thân; mà thân đã tu dược rồi thì đem cái đức-hạnh của mình ra mà tề-gia, trị, bình, việc