càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.
Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn thì cũng khí hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.
Văn-chương của ta, phần nhiều lại gốc ở nước Tầu. Nay ta muốn biết văn-chương của ta thì trước hết ta lại nên thăm khảo đến văn-chương của Tầu nữa. Mà muốn biết cho đến nơi đến chốn, cho tường tận thủy chung, thì lại phải xét xem căn-nguyên văn-chương ở đâu mà ra, thể cách văn-chương thế nào, lý thú làm sao, kết quả được những gì, trình độ mỗi thời biến đổi làm sao, có xét kỹ như thế thì mới biết được hết nguồn gốc văn-chương.
Ký-giả vì lẽ ấy, soạn ra tập « Việt-Hán văn khảo » này, chủ ý cốt nghị luận kê cứu về mục văn-chương của ta và của Tầu, trước là để lưu truyền cái tinh-thần, cái lề lối văn-chương của cổ nhân, sau là để giúp thêm một chút vào việc khảo cứu trong mục văn-chương cho hậu nhân vậy.
Trong tập sẽ chia ra từng tiết từng mục như sau này
Tiết thứ | I. | — Luận về nguyên-lý văn-chương. |
Tiết thứ | II. | — Nói về các thể-cách văn-chương. |
Tiết thứ | III. | — Nói về phép làm văn. |
Tiết thứ | IV. | — Nói về lý-thú văn-chương |
Tiết thứ | V. | — Nói về sự kết-quả của văn-chương. |
Tiết thứ | VI. | — Luận về văn-chương đời thượng cổ. |
Tiết thứ | VII. | — Luận về văn-chương đời trung cổ. |
Tiết thứ | VIII. | — Luận về văn-chương cận thời. |
Đây là hãy tạm giàn giá như vậy, nếu sau này nghĩ ra có sót điều gì, có lẽ cùng còn gia giảm, song đại ý chẳng qua cũng thế mà thôi.