Bước tới nội dung

Trang:Viet Han van khao.pdf/141

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 129 —

xa mà rất đích đáng. Đạo làm người còn gì hay bằng và lớn bằng nhân với nghĩa. Có nhân thì mới giữ được mối lương-tâm, có nghĩa thì mới noi được đường chính-lý. Đem hai chữ ấy mà sửa mình thì nên một bậc người thiện-nhân quân-tử; đem hai chữ ấy mà thi hành ra mọi việc thì nên các việc rất nhân từ và rất công-bình. Giá thử ai ai cũng giữ được đạo nhân-nghĩa thì can gì còn có kẻ vì danh lợi mà sinh ra những thói độc-ác tàn-ngược, tham-lam gian-trái, để bày ra những nết hèn mạt mà gây nên mối họa loạn ở đời.

Xem văn Mạnh-tử lại nghiệm ra được cụ là một nhà hùng-biện. Trong thời đó có những người như là Cáo-tử, Thuần-vu-Khôn, Hứa-hành v. v. đều lấy tư ý mà phản đối với nhời cụ, vậy mà cụ dẫn dụ biện bác, làm cho ai cũng phải chịu, không thể nào cãi được nữa. Những nhời của cụ, mạnh mẽ cứng cỏi, tựa như chém đanh chặt sắt, lại nghiệm ra khí-tượng của cụ cao chót vót như núi Thái-sơn.

Chư tử

Ngoại giả văn kinh truyện, lại còn những văn chư tử như các nhà Lão, Trang, Dương, Mặc, Quản, Án, Thân, Hàn v. v. xưa nay ta theo lối chính học, thường vẫn cho các nhà ấy là hư vô hoang đường, quyền mưu công lợi, không hợp với đạo thánh-hiền. Song cứ bình tình mà nói thì các nhà đều có một tư-tưởng đặc-biệt, ý kiến cao xa, không nên nhất khái cho là dở mà bác cả đi được. Nay kể qua lịch-sử riêng mấy nhà đại danh và luận qua cái chủ nghĩa của các nhà ấy như sau này:

Lão-tử.— Lão-tử sinh đồng thời với đức Khổng-tử, tên là Lý-Đam, làm quan Trụ-hạ-sử của Chu. Bấy giờ nhà Chu đã suy, Lão-tử bỏ chức đi ẩn. Soạn ra kinh Đạo-đức, cả thảy hơn 5 nghìn câu nói.

Tôn-chỉ trong kinh Đạo-đức, chỉ 2 chữ « hư vô » là cai hết nghĩa một bộ sách. Lão-tử cho đạo là một lẽ rất hư không, rất huyền diệu. Có một lẽ ấy mới sinh ra muôn vật. Người ta muốn thể đạo thì nên tuyệt hết cái bụng