Trang:Viet Han van khao.pdf/148

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 136 —

ngay thẳng, triều-đình ngay thẳng để khiến cho trăm quan phải ngay thẳng. Lại có câu: « Miễn cưỡng học-vấn, miễn cưỡng hành đạo », nghĩa là người ta phải gắng gỏi mà học vấn, gắng gỏi mà làm việc đạo nghĩa. Các lời ấy đều là hợp với lời thánh hiền. Tựu trung, chỗ thuyết lý nói chưa được đến nghĩa tinh vi, như câu « Tính giả sinh chi chất », câu ấy lấy cái khí chất mà giải nghĩa chữ « tính » thì là sai. Vì tính là một cái thiện lý của giời phú bẩm cho người, mà chất thì là khí chất hình chất, không gọi là tính được. Ông Chu-tử nói rằng: « Đổng-trọng-Thư nói đến đạo lý, tựa như người ngồi trên tường mà trông vào trong nhà », nghĩa trông được mập mờ, chớ không biết được đích xác.

Giả-Nghị. — Trong bài sách « Trị an » của tiên-sanh, nói đến thế tình bấy giờ rất là kích thiết, như nói « Có ba điều nên khóc, có sáu điều nên thở dài ». Những điều ấy toàn là kể cái bạc tục của thói đời. Nói rất ráo riết, dễ làm cho cảm động lòng người, cũng là có công với việc giáo hóa. Song hiềm vì tính khí nóng nẩy, cho nên phát ra văn-chương chỉ những giọng cấp bách sầu oán, mà rút lại thì không thi thố được việc gì.

Đại phàm người có tính nóng nẩy, việc gì cũng muốn làm cho đến mục-đích ngay; mà hơi không được thỏa chí thì sinh ngay ra bụng tức giận oán hờn. Giả tiên-sanh chính là một người nóng nẩy, cũng may gặp được vua Văn-đế là một vị hiền-quân, biết trọng nhân tài, trong một năm bốn lần thiên chức cho đến đại-phu, để cho tiên-sanh thi thố được hết học thuật. Song vì tính muốn chóng đó mà rồi phải bọn quyền thần không ưa, đến nỗi sau phải đầy ra Tràng-sa, tức giận mà chết, xem bài phú « Viếng ông Khuất-Nguyên » của tiên-sanh, toàn là giọng sầu oán bức bối, thì đủ tỏ cái tính của tiên-sanh vậy.

Dương-Hùng.— Dương tiên-sanh làm ra sách « Thái-huyền », để so với kinh Dịch. Trong Dịch kể từ một nhân thành hai, hai nhân thành bốn, bốn nhân thành tám, tám nhân thành 64 quẻ. Thái-huyền thì kể từ một nhẩy lên ba,