Bước tới nội dung

Trang:Viet Han van khao.pdf/154

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 142 —

ai ai cũng có thể không bao giờ hết được. Vì cái cảm khái đó mà lấy những cảnh giăng trong gió mát làm vui, có khác gì cái bụng phóng của Lão-Trang. Bởi cái lẽ đó mà tiên-nho chê tư-tưởng của tiên-sanh trước sau chia ra làm hai đoạn khác nhau.

Ông Chu-tử lại bác tiên-sanh rằng: « Học giả cốt quí ở biết đạo, như Tô-công này, lúc trước thì nhặt những giọng thừa thõi của Tô, Trương (Tô-Tần, Trương-Nghi), đến sau lại say về cái bã giả của Lão, Trang, gọi là biết đạo sao được ».

Song nói đến văn-chương của tiên-sanh thì thực là đại thủ bút, sánh ngang với Âu-dương tiên-sanh. Ông Chu-tử khen rằng: « Tô-công đem cái văn-chương hùng thâm mẫu diệu mà quạt bỏ những thói biến ảo khuynh nguy ». Lại có câu khen rằng: « Văn đáo Âu, Tô phương thị sướng », nghĩa là văn-chương đến Âu, Tô hai tiên-sanh mới là văn-chương nở nang phổng pháp.

Chu-thúc-Mậu (Liêm-Khê). — Tiên-sanh sinh ở sau khi thánh-học đã thất truyền hơn 1.000 năm, không đợi ai truyền thụ cho, mà tự mình lĩnh hội được đạo thể. Học thuật tư tưởng của tiên-sanh, tỏ hết cả ra một thiên « Thái-cực đồ thuyết » và thiên « Thông thư ».

Trong Thái-cực đồ có vẽ năm cái vòng tròn, vòng thứ nhất vẽ trống không là thái-cực, chỉ cái lẽ huyền-diệu tự-nhiên của Tạo-hóa; vòng thứ hai là vòng âm dương, âm thì tĩnh mà dương thì động, cho nên một nửa vẽ trắng và một nửa vẽ đen. Song trong dương phải có âm, trong âm phải có dương, cho nên trong nét trắng lại có nét đen, mà trong nét đen lại có nét trắng; vòng thứ ba là vòng ngũ hành, ngũ hành cũng gốc ở âm-dương mà giao lẫn với nhau, cho nên nét bên tả vẽ giao sang bên hữu, mà nét bên hữu lại vẽ sang bên tả. Vòng thứ tư lại vẽ trống là vòng kiền-nam khôn-nữ; vòng thứ năm cũng vẽ trống là vòng vạn vật hóa sinh.

Phía dưới, tiên-sanh có lập thuyệt để giải nghĩa năm cái vòng ấy. Đại khái trong giời đất có một lẽ huyền-diệu