Trang:Viet Han van khao.pdf/156

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 144 —

như có một ông thần cầm quyền chủ tể, khiến cho muôn vật bao giờ cũng phải theo một khuôn phép nhất định mà không sai được một ly nào? Ấy tức là cái lẽ thái-cự đó.

Lời ấy xưa nay ta vẫn tin là một lời lý thuyết rất thâm thúy, rất chính đáng, hậu nhân ta cũng chưa biết thế nào mà dám bình luật phải trái. Song nói đến nhân đạo thì là một lời chí lý, dù bao giờ cũng không ai cãi được.

Còn như thiên Thông-thư thì đại-để cũng suy cái lẽ phân hợp của thái-cực, âm-dương, ngũ-hành, để làm kỷ-cương cho đạo thể; quyết cái đường thủ xả trong việc đạo nghĩa, văn từ, lợi lộc, để chấn khởi cho bọn tục-học. Và bàn rộng đến cách nhập đức, đến việc kinh thế. Nhời nào cũng thân thiết giản yếu, có thể đem ra thi hành được; mà điều lý rất chặt chịa, ý vị rất sâu xa, không mấy người đã nói được như thế.

Trương-nam-Hiên tiên-sanh nói rằng: « Từ đời Tần Hán trở về, người nói đến chính trị thì mắc vào đường « công lợi » của Ngũ-bá; người nói đến đạo-lý thì đắm vào nhời « không tịch » của dị-đoan. Cho nên chính trị không can thiệp gì đến đạo lý, mà đạo lý cũng không dính dáng đến chính trị. Duy có Liêm-Khê tiên-sanh, nổi lên ở sau nghìn năm, suy nguyên đến lẽ thái-cực, mới biết rằng người ta là một giống rất thiêng, cái tính của người ta rất lành, bởi đó muôn lẽ mới có chủ-trương, muôn việc mới có khuôn phép, cứ thế mà đem ra thi hành thôi. Mà các đứng tiên-vương thời xưa, sở dĩ trị yên được thiên-hạ, đều là theo một lẽ tự nhiên, chớ không phải dùng cái trí riêng vậy ».

Tăng-Thị cũng nói rằng: « Cái lý huyền diệu của tiên-sanh lĩnh hội được đó. không phải bởi ở trí suy-nghĩ, chỉ do ở tinh thần cảm xúc, tự nhiên mà ý hội được đến chỗ nguồn gốc đó thôi. Nếu không thế thì tiên-sanh hay thích xem cái dòng suối trong xanh, yêu cái cảnh hoa cỏ tươi tốt ngoài sân, bởi lẽ gì mà lại thích như thế!

Trình-minh-Đạo (Đại-trình).— Văn-chương của tiên-sanh, tán kiến ở các bài nghị luận trong kinh truyện. Tiên-sanh tư bẩm đã hơn người, mà lại có đạo lý để hàm dưỡng.