Trang:Viet Han van khao.pdf/157

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 145 —

Coi sắc tiên-sanh rất hòa nhã, tựa như khí ấm mùa xuân; nghe nhời nói của tiên-sanh rất ôn tồn, tựa như trận mưa phải thời. Từ hồi mới 15, 16 tuổi, nghe thấy Liêm-Khê tiên-sanh luận về đạo lý, bèn chán lối học khoa cử mà đến học tại cửa Liêm-Khê. Tiên-sanh có chí cầu đạo, nhưng chưa biết yếu ước làm sao, trước còn xem rộng cả học thuyết của các nhà và xem xét cả lối học của Phật, Lão rồi quay về tìm ở trong Lục-kinh, mới hội được lý thú. Tiên-sanh rõ hết mọi vật, xét đến nhân luân, biết rằng hết đạo của mình, phải gốc ở hai mối hiếu đễ; cùng lẽ huyền diệu phải do ở thông việc lễ nhạc. Biện các lời tự-hồ phải mà ra trái của bọn dị-đoan, để tỏ những điều nghi hoặc cho trăm đời. Tiên-sanh nói ra những lời bình dễ hiểu, khiến cho kẻ ngu người hiền đều được ích lợi, đã như xô nhau xuống uống nước sông, ai ai cũng được thỏa thích.

Khi tiên-sanh làm quan ở Hỗ-huyện có bài thơ rằng:

Vân đam phong khinh cận ngô thiên,
Bàng hoa tùy liễu quá tiền xuyên.
Thời nhân bất thức dư tâm lạc,
Tương vị thâu nhàn học thiếu niên.

Nghĩa là: đương lúc giời gần trưa có đám mây nhạt và cơn gió mát, ta đi men qua hàng hoa liễu đến chỗ con sông phía trước, người bấy giờ không ai biết cái bụng vui thú của ta, bảo ta là bắt trước như lũ thiếu niên rỗi rảnh mà dạo chơi.

Lại có một bài rằng:

Nhàn lai vô sự bất thung dung,
Thụy giác đông song nhật dĩ hồng.
Vạn vật tĩnh quan giai tự đắc,
Tứ thời dai hứng dữ nhân đồng.
Đạo thông thiên địa hữu hình ngoại,
Tứ nhập phong vân biến thái trung,
Phú quí bất dâm bần tiện lạc,
Nam nhi đáo thử thị hào hùng.