Trang:Viet Han van khao.pdf/165

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 153 —

các sách của Chu, Trình, Trương, Thiệu; sử-ký của Tư-mã-Thiên, cũng đều có nghị-luận đến cả. Nhờ có công nghị-luận đó mà đạo thống của thánh hiền từ nhà Chu giở về, trải hơn nghìn năm, đã hơi mờ tối, một mai lại được rõ ràng sáng sủa, như vầng mặt giời chiếu giữa giời.

Ông Lý-quả-Trai có bài luận khen tiên-sanh rằng: « Tiên-sanh đi đứng sánh cùng với đạo, nghĩa lý thì tinh, đạo đức thì thịnh. Vào trong thờ vua thì mong cho vua làm được như vua Nghiêu, Thuấn; ra ngoài trị dân thì mong cho dân sung sướng được như dân thời Đường, Ngu. Những ngôn-luận truyền ra, những điều lịnh ban bố, đều có thể làm khuôn phép cho đời. Mà cái công đính chính sách vở, lập nên mực thước, khiến cho kẻ học-giả có chỗ y cứ, để bước vào con đường thánh hiền, là cái công-nghiệp to tát nhất của tiên-sanh vậy ».

Ông Ngụy-hạc-Sơn cũng có bài luận khen tiên-sanh rằng: « Giời sinh ra nhân dân, tất sinh ra bậc người xuất loại (hơn người) để làm vua, làm thầy mà gánh vác lấy trách-nhiệm dạy dân. Song trách-nhiệm ấy không phải một người làm nổi, tất phải sinh ra năm bẩy người để giúp lẫn cho nhau, rồi đạo mới rõ mà mới thành được giáo-hóa. Cho nên có vua Nghiêu, Thuấn, thì phải có bọn bày tôi như Võ, Cao v. v.; có vua Thang, Văn, thì phải có bọn bày tôi như Y-doãn, Thái-công v. v. Vua nào tôi ấy, để làm những bổn-phận nên làm, rồi sau lẽ giời mới rõ, đạo người mới mở, mà dựng cái nêu cho muôn đời. Tự khi trách-nhiệm làm vua, làm thầy, dời sang đức Khổng-tử thì lại có bọn học trò như Nhan, Tăng, Nhiễm, Mẫn v. v. xúm vào giúp đỡ với ngài, rồi những nhời tinh vi, những nghĩa to tát, mới lại rõ ràng. Khi ngài mất rồi, thì có các cụ Tử-tư, Mạnh-tử lại vì ngài mà triển minh các nghĩa cao xa mờ tối, nếu không phải lòng giời thì sao có được như vậy. Còn từ Tần, Hán giở về đây, có hơn nghìn năm, lúc nào là chẳng có người. Song thường thường cô lập một mình, có người xướng mà ít người họa vậy. Đến khi Tống-triều nổi lên, đạo học cũ ngày một thịnh. Phía nam từ Tương-hồ, phía bắc đến Hà-lạc, phía