Trang:Viet Han van khao.pdf/183

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 171 —

dân ta và kể những việc đánh dẹp vất vả của vua Thái-Tổ, tỏ ra một cái nghĩa quang minh chính đại. Nay xem như những câu: « Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên, ngọa tân thường đảm giả, cái phi nhất nhật », nghĩa là đau ruột nhức đầu đã hơn mười năm nay, nằm trên đống củi nếm quả mật không phải là một ngày. Như câu: « Linh-sơn chi thực tận kiêm tuần. Côi-huyện chi chúng vô nhất lữ », nghĩa là khi ở Linh-sơn cạn lương đến mấy tuần, lúc ở Côi-huyện, quân không có một đội. Nghe những câu đó còn tưởng tượng được cái lòng nhẫn nại và cái công sáng nghiệp gian nan của một bực đại anh-hùng nước ta. Bài văn đó bút lực rất hùng, buổi quốc-sơ mà đã có văn hay như thế.

Đến thời vua Thánh-Tôn thì văn-chương lại càng rực rỡ lắm. Bấy giờ thiên-hạ thừa bình, ngài lưu tâm về việc học. Ngài sai ông Thân-nhân-Trung chép những công việc chính-trị cùng những thơ văn của ngài soạn thành một bộ « Thiên nam dư hạ tập ». Ngài lại tự vịnh chín bài thơ:

  1. Phong-niên (năm được mùa),
  2. Quân đạo (đạo làm vua),
  3. Thần tiết (đạo làm tôi),
  4. Minh lương (vua sáng tôi lành),
  5. Anh hiền (bậc hiền tài),
  6. Kỳ khí (khí lạ),
  7. Thư thảo (phép viết),
  8. Văn nhân (người văn-chương),
  9. Mai hoa (hoa mai).

Chín bài đó đem lựa vào khúc nhạc, gọi là « Quỳnh-uyển cửu ca », nghĩa là chia bài hát Quỳnh-uyển. Ngài lại kén lấy những văn-thần là bọn ông Thân-minh-Trung, ông Đỗ-Nhuận cả thẩy 28 người, đặt làm một hội gọi là