Trang:Viet Han van khao.pdf/185

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 173 —
  1. Lý-khí (nói về lý-khí giời đất) 48 điều.
  2. Hình-tượng (nói về hình tượng giăng, sao, sông, núi) 38 điều.
  3. Khu-vũ (nói về địa-dư) 93 điều.
  4. Điển-vựng (nói về điển-lệ) 120 điều.
  5. Văn-nghệ (nói về văn-chương) 48 điều.
  6. Âm-tự (nói về thanh âm văn tự) 111 điều.
  7. Thư-tịch (nói về sách vở) 107 điều.
  8. Sĩ-quí (nói về phép làm quan) 76 điều.
  9. Phẩm-vật (nói về khí dụng và vật loại) 320 điều.

Mỗi mục, tiên-sinh tạp dẫn các lời cổ-thư, ngoại thư rất tinh tường rồi chiết trung lấy ý riêng của mình. Xem trong bộ này mới biết được học thức của tiên-sinh rất là quán xuyến, phàm các sách vở quí báu lạ lùng xưa nay, không mấy bộ là không trải qua mắt tiên-sinh. Đang thời-đại nhà Lê, nước ta đã mấy người biết đến sách Âu-châu mà tiên-sinh cũng đã khảo cứu đến rồi.

Còn như bộ « Trích-quái » và bộ « Truyền-kỳ » của Võ-Quỳnh, Nguyễn-Dữ hai tiên-sinh thì toàn là ghi chép những lời tục truyền ở nước ta, như các sự tích vua Hùng-vương, sự tích thần núi Tản-viên, sự tích bà Liễu-Hạnh v. v. Các chuyện ấy phần nhiều là chuyện hoang đường, chắc vì khi xưa ta sùng tin đạo quỷ thần, nhân vị nào có công-đức đáng kính đáng thờ, thì hậu nhân bịa thêm chuyện cho thành ra một việc linh dị, để khiến cho dân tình dễ khuynh hướng chăng? Mà chẳng những là sách ta hay có chuyện lạ lùng như thế, dẫu đến sách Tầu cũng thường có chuyện như vậy, ấy cũng bởi cái tính hiếu-kỳ là cái bệnh chung của người Á-đông vậy.

Ngoại giả lại còn mấy câu như bộ « Công-dư tiệp ký », bộ « Tang-thương ngẫu lục », bộ « Lữ-trung ngâm », bộ « Vũ-trung tùy-bút », v. v. cũng đều là thể kỳ-quan dã-sử, giúp thêm sự hiến văn cho người ta vậy.