Thời vua Hiền-đế nhà Hán, bắt hết danh-sĩ thiên-hạ cho là bằng đảng mà giam cấm cả lại. Đến khi giặc Hoàng-Cân nổi lên, nhà Hán đại-loạn, bấy giờ mới tỉnh ra, tha cho bọn bằng đảng, thì đã cứu không kịp rồi.
Cuối đời nhà Đường, lại có tiếng bằng đảng. Đến thời vua Chiêu-Tôn, giết hết bọn danh-sĩ trong triều, hoặc ném xuống sông Hoàng-hà, nói rằng bọn này tự xưng là thanh-lưu (dòng trong) thì nên ném xuống dòng đục, vì thế mà nhà Đường mất.
Ôi nhân-chủ đời trước, hay khiến cho người ta khác bụng không làm bằng đảng, không ai bằng vua Trụ; cấm tuyệt được đảng thiện-nhân, không ai bằng vua Hán Hiến-Đế; giết bọn thanh-lưu, không ai bằng Đường Chiêu-Tôn, thế mà điều đến gây loạn cho nước. Tưng bốc nhau, nhường nhịn nhau không ai như bọn 22 người bày tôi vua Thuấn; vua Thuấn không nghi mà dùng cả, thế mà người đời sau không chê vua Thuấn bị bọn bằng đảng lừa dối, mà lại khen vua Thuấn là chúa thông-minh, là vì biện rõ được quân-tử với tiểu-nhân vậy.
Thời vua Châu Võ-Vương, hết cả bày tôi trong nước có 3.000 người, cùng làm một bè, tự đời xưa không bằng đảng nào to bằng bè ấy, song nhà Châu bởi đó mà hưng, người dẫu nhiều mà không chán vậy.
Than ôi, cái vết hưng-vong trị loạn, đủ làm gương cho các vì nhân-chúa vậy.
Văn truyện ký
Truyện ký là mình đặt ra một chuyện gì để ngụ cái ý-tứ của mình, tựa hồ như lối ký-sự.
Truyện « Ngũ-liễu tiên-sinh » của ông Đào-Tiềm.
(Dịch chữ nho)
Tiên-sinh không biết là người hạng nào và cũng không rõ họ tên là gì. Cạnh nhà có năm cây liễu, nhân thế mà gọi là Ngũ-liễu tiên-sinh. Tính người nhàn tĩnh ít nói, không mộ đường vinh-lợi. Hay đọc sách, không cần hiểu