Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/146

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ Trang:Viet Nam Su Luoc.djvu/146)
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Mùa xuân năm canh tuất (1790), vua Chiêu-thống cùng với các quan tòng vong vào kinh. Vua Càn-long để vua Chiêu-thống, bà Thái-hậu và Hoàng-tử ở ngõ Hồ-đồng, Tòa Quốc-tử-giám, cửa Tây-định ở Yên-kinh, ngoài cửa đề chữ « Tây An-nam dinh ». Còn các quan An-nam đi theo, thì cho ở ngõ Hồ-đồng, Dương-phố, cửa Đông-trực, ngoài cửa đề chữ: « Đông An-nam dinh ».

Vua Chiêu-thống đến Yên-kinh được mấy hôm, thì thấy quan Đô-thống Nhương-hoàng-kỳ là Kim Giản 鑲 黄 旗 都 統 金 簡, phụng chỉ vua nhà Thanh ra phong cho chức Tá-lĩnh 佐 領, và ban cho áo mão quan tam-phẩm. Còn các quan đi theo thì cấp cho mỗi người ba lạng bạc và một thạch gạo.

Vua Chiêu-thống giận vì người Tàu đánh lừa, bèn cùng với bề tôi là bọn Phạm như Tùng 范 如 松, Hoàng ích Hiểu 黄 益 曉, Lễ Hân 黎 昕, Nguyễn quốc Đống 阮 國 棟, Nguyễn viết Triệu 阮 曰 肇, Lê quí Thích 黎 貴 適, Nguyễn đình Miên 阮 廷 綿, Lê văn Trương 黎 文 張, Lê Tùng 黎 松, Lê Thức 黎 式 uống máu ăn thề, định sống chết thế nào thì cũng dâng biểu xin binh cứu viện. Nếu không cho thì xin đất hai tỉnh Tuyên-quang, Thái-nguyên để phụng thờ tông-tự; mà không nữa, thì xin cho về nước vào đất Gia-định với chúa Nguyễn, để đồ việc khôi-phục.

Văn biểu làm xong, đến nói lót trước với Kim Giản 金 簡, Kim Giản không nghe, vua tôi nhà Lê phục xuống đất mà kêu khóc. Kim Giản bất-đắc-dĩ mời vào an-ủi, rồi nói

    mọi người. Lê Quýnh nói rằng: « Ông cho gọi chúng tôi đến chẳng bàn được điều gì, lại dỗ chúng tôi đổi áo, gióc tóc, ấy là nghĩa gì? Đầu chúng tôi có thể chặt được, chứ tóc không gióc, da có thể lột được, chứ áo không đổi! ».

    Phúc Khang An tức giận cho giải về cả Yên-kinh, đi đến Sơn-đông gặp vua Càn-long đi chơi, vua đòi vào hỏi sao vua An-nam đã chịu đổi áo gióc tóc theo nhà Thanh mà bọn ấy lại còn không chịu? Lê Quýnh tâu rằng: « Chúng tôi muôn dặm tòng vong, xin cứ theo tục bản quốc vào ra mắt quốc-vương, rồi sau sẽ vâng chỉ ». Vua nhà Thanh khen là trung. Nhưng về sau Lê Quýnh không chịu gióc tóc, chiếu tội vi-mệnh phải giam mãi.