Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
11
 

Cách đặt tên. — Con mới sinh ra thì thường gọi là thằng đỏ, con đỏ, ở về nhà quê thì thường gọi là thằng cu, con đĩ, ở về vùng Thanh-Nghệ thì thường gọi là thằng cò, cái hĩm, chớ không mấy người mới sinh ra đã đặt tên ngay như lối Âu-châu. Cách độ một vài năm mới đặt tên ấy, hay lấy vần hoặc lấy nghĩa gần nhau với tên cha mẹ mà đặt. Ví dụ, cha mẹ là Lần thì đặt là Thần, cha mẹ là Nhăng thì con đặt là Nhố, hoặc cha mẹ là Đào thì con đặt là Mận, cha mẹ là Sung thì con đặt là Vả, v.v... Kẻ hiếm hoi thì thường lấy tên xấu-xí mà đặt cho con, như gọi là thằng Cún (con chó Cún), thằng Đực (chó đực), v.v... Nhà có học thì thường kiếm những tên đẹp đẽ mà đặt cho con, mà nhứt là hay tìm từng bộ chữ nho. Ví như người thì dùng toàn một bộ chữ Ngọc như anh là Hoàng, thì em là Hành, là Cư, là Vũ; người thì dùng toàn một bộ chữ Thủy như anh là Giang thì em là Hoài, là Hà, là Tế, v.v...

Cho con đi học. — Nhà nho gia con độ 5, 6 tuổi, nhà thường dân con độ 11, 12 tuổi thì cho đi học. Người biết chữ thì dạy lấy, hoặc mời ông thầy trong nhà cho con học, hoặc cho đi học ông Thầy trong làng. Lúc mới học phải biện lễ trầu rượu hoặc con gà ván xôi, để ông Thầy làm lễ Thánh-sư, rồi dạy vỡ lòng cho dăm ba chữ hoặc bảy tám chữ, dần dần mới lại kén Thầy mà học rộng mãi ra. Con gái thì ít người cho đi học, mà có cho đi học, đủ biên sổ sách và biết tính toán mà thôi. Về phần nhà nghèo thì con lên 7, 8 tuổi, còn phải ở nhà bồng bế em, làm đỡ cho cha mẹ, 9, 10 tuổi đã phải tập nghề làm ăn, không mấy nhà cho đi học.

Lo lắng cho con. — Con độ 14, 15 tuổi trở lên, cha mẹ đã đem lòng lo bề gia-thất, con trai thì mong dựng