Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/104

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
105
 
105
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

độ chừng mười một, mười hai người, một vài anh đánh trống đánh phách, một vài anh vẽ hề đóng tướng, cũng dùng điển này tích nọ ra trò, mà nhất là hay pha tán nhảm, làm cho thiên hạ nực cười. Ở ngoài có một người viên chức cầm trống chầu, hễ hát câu nào hay hoặc pha câu nào vui thì cắc một tiếng. Phường nào hát giỏi được thưởng nhiều, phường nào hát dở được thưởng ít, có khi hát khoán cứ mỗi buổi tối là mấy đồng bạc gì đó.

2.— Hát tuồng. Hát tuồng, hát bội chỉ khác nhau là hát tuồng thì hát một cách nghiêm chỉnh, người nhiều đồ tốt, ít tán nhảm, thường dùng những điển tích đánh nhau như điển: Tam quốc, Bình Đông, Bình Tây, v.v...

3.— Trò quỷ thuật. Quỷ thuật có nhiều cách làm cho kinh nhân nhĩ mục. Ví như một chậu nước không, bọn ấy phù chú một lúc, rồi thả câu vào giật lên được cá. Lại như một cái chén không, họ trùm mảnh vải lên cái chén ấy, một lúc mở ra có đầy chén rượu. Lại như họ úp một cái bu không, trùm vải kín, phù chú một lúc, mở ra thành đầy một bu chim. Lại như họ leo dây múa rối: dùng một sợi dây to buộc trên lưng chừng hai cái cột tre, căng đầu nọ đến đầu kia, dài độ mười thước, rồi một người tay cầm cái sào đi trên sợi dây ấy, vừa đi vừa múa, miệng thì hát, có khi vừa đi vừa tung ba con dao hoặc ba quả lăn.

Đại để thuật này như thuật Tả Từ đời ở Tam quốc.

4.— Trò dưới nước. Bắc rạp dưới nước, phường hát ngồi trong rạp trống phách hát hổng, một người đứng dưới nước cầm máy, làm cho các người gỗ đi chạy trên