Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/109

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
110
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

16.— Chọi gà. Người chơi chọi gà cũng lắm công phu. Trước khi đem đi chọi, nào vỗ về, nào nắn bóp, nào trườm mào, nào mài ngựa, lại phải luyện tập cho nó có can đảm. Khi đánh chọi, đã vẽ một cái vòng, hễ con nào chạy ra ngoài là thua. Giống gà chọi thường ham đánh nhau, có khi chọi nhau đến chết mới thôi chứ không chịu chạy. Người có gà chọi, ngoài cái giải của làng, thường lại đánh cuộc với nhau to lắm, có khi cuộc đến hai, ba trăm bạc.

17.— Chọi chim. Chọi chim thường chọi bằng chim họa mi, mở cửa lồng cho 2 con mổ nhau, mỗi một cái mổ là một nước, con nào mổ nhiều nước hơn là được giải. Tục này ở thành phố Hà-nội hay có, cuộc cũng to.

18.— Thả chim. Thả bằng chim bồ câu, hội nào có cuộc thả chim thì tứ xứ đem đến thả. Đàn nào bay cao nhất là được giải. Mỗi con chim, họ buộc một ống sáo nhỏ, khi chim bay kêu ve ve cả lên. Chim bồ câu này rất khôn dẫu ở đâu xa đem đến thả, nó bay cao rồi nó cũng bay về nhà nó, cho nên quân gia thường dùng để thông tin.

19.— Thả diều. Diều làm bằng giấy, mỗi cái diều cắm hai ba cái sáo, nhỏ gọi là sáo còi, to gọi là sáo cồng sáo chiêng. Lúc thả, một người cầm dây vừa chạy vừa giật, hễ diều nào bay cao hơn thì được giải.

20.— Cây đu. Chôn ba cụm tre chụm đầu làm một, treo cây đu tự trên dòng xuống, ở dưới có bàn đạp. Ai muốn đánh đu thì chân đứng vào bàn đạp, hai tay