Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/136

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
137
 

hương ấm rồi thì cũng được dự đến việc hàng phe hàng giáp, cũng phải đóng góp vào việc tế tự như người lớn.

Ngôi thứ cứ chiếu sổ hương ẩm, trừ ra người có chức sắc, người có chân quan viên, có khi vượt ngôi thứ không kể còn theo thứ tự tên ký trong sổ, ai vào trước ngồi trên, ai vào sau ngồi dưới. Trong văn tế cũng vậy, ai ngôi thứ cao viết trên, ai ngôi thứ thấp viết dưới. Nếu sai thứ tự thì có khi sanh ra kiện tụng. Song đại khái chỉ tả vài ba chục tên người trên mà thôi, còn ở dưới nhiều quá tả không xuể thì thôi cũng được.

Trong việc sự thần, trọng nhất là việc tế chủ và việc điển văn. Tế chủ phải người có chức sắc cao hơn trong làng mới được vào. Không có chức sắc thì trong hạng tứ trụ mới được. Có nơi tế chủ phải kén người chức sắc hoặc là bô lão mà vợ chồng song toàn, con trai con gái đề huề mới được. Điển văn là người coi việc tả văn tế, phải kén người có chức sắc mới được bầu làm điển văn. Không có chức sắc thì kén trong hàng kỳ cựu, chức dịch, chớ hạng bô lão không bao giờ được dự đến việc ấy.

Trong làng phân ra ngôi thứ, có trên có dưới, có thứ có bực, tuy trái với cách bình đẳng, nhưng đến khi hội họp đông đúc, hoặc bàn bạc công nọ việc kia, hoặc giảng giải điều hơn lẽ thiệt, người trên nói người dưới nghe, thượng mục hạ hòa, không đến nỗi xốn xáo lộn bậy cũng là một cách xếp đặt trong hương chính rất hay.

Song phải một điều là tục ta chỉ trọng riêng về người có chức sắc có khoa mục, mà người làm ruộng,