Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/142

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
143
 

lợi lộc gì thì xâu xé với nhau, hoặc dân đàn em hơi có chút gì lầm lỗi thì bới móc hạch lạc, làm cho ra mặt hách dịch với mấy đứa cắn hạt cơm không vỡ là cùng.

Gần đây nhà nước đã soi xét đến hủ tục của ta, đã có nghị định cải lương hương chính, mà các người có chí cũng đã để lòng vào việc cải lương. Các hội nghị viên thương nghị, muốn đặt ra hội đồng hàng xã để giúp việc cho lý trưởng, lại đặt ra hương sư để coi việc dạy học, đặt ra người thủ quĩ để giữ tiền công của làng, đặt ra người thủ bạ để giữ sổ sách, có lẽ cũng nhiều ích lợi. Song cái quyền nghị định thì ở nhà nước còn cái quyền châm chước thi hành thì ở dân làng. Các bực có kiến thức, đừng nên nghĩ việc thôn là việc nhỏ nhặt mà bỏ qua, phải biết vận nước hay dở cốt ở trong hương thôn mà ra, phải lưu ý giúp nhà nước mà sửa đổi các tục dở, để nên một làng thịnh vượng, ấy là trách nhiệm của các ông có kiến thức, chớ không nên trông mong cả vào nhà nước, nhà nước không có thể soi cho thấu mà sửa hết các tục hủ bại của dân làng được.


XIII.— HƯƠNG ẨM

Những khi kỳ thần bái xã và những khi có công việc gì đồng dân hội tụ ăn uống, gọi là hương ẩm. Hương ẩm có sổ, dân gian con trai từ sáu, bảy tuổi đã vào sổ hương ẩm. Khi mới vào phải kiếm trầu rượu, trước lễ thần, sau trình với làng, làng nhận trầu rượu rồi biên tên vào sổ, từ đó được dự vào chiếu việc làng và đã phải đóng góp. Lớn ít tuổi nữa phải biện thủ lợn, mâm xôi vọng tư văn hoặc vọng hàng giáp hàng xã. Có nơi chiết can lấy một vài