Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/146

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
147
 

làng, từ lúc bé đến lúc già chưa hết nợ, nếu thiếu một ít nào thì kẻ chê người trách, có khi không mặt nào mà dám ra đến làng. Mà nào như thế đã xong đâu, còn khi ma chay giỗ tết, lo riêng công việc của nhà, khi phu phen thuế má lo gánh vác việc chung của nước. Thành ra nhất sinh chỉ những lo là lo, vì thế người giàu đến nỗi hao mòn của cải, người nghèo đến nỗi vay công lĩnh nợ, người không sao được nữa thì phải bỏ làng mà đi. Ấy thực là một tục hủ bại, làm cho người ta vất vả quanh năm mà không được lúc nào sung sướng.

Vậy thì tục này nên cải lương làm sao cho tiện? Thiết tưởng nên bỏ hết lệ lảm nhảm, và giảm bớt việc tế tự, việc ăn uống để cho dân làng được chuyên sức về nghề nghiệp làm ăn, mà không phải phiền phí đi đâu, thì dân làng mới có lẽ giàu có được.


XIV.— LỆ KHAO VỌNG

Người thi đỗ hoặc văn hay võ, người được bổ làm quan, người được phẩm hàm, người làm chánh phó tổng, người lên hạng bô lão và người ra làm lý dịch, đều phải khao vọng.

Lệ khao vọng, bực khoa trường chức sắc, trước hết phải nói qua với tiên thứ chỉ kỳ mục, đương thứ lý dịch, định đến ngày nào làm lễ, phải cho người ta biết trước. Hạng bô lão lý dịch thì phải kiếm chè lá trầu cau trình với tiên thứ chỉ kỳ mục, lý dịch rồi mới được khao.

Khi khao, dùng lễ trâu bò lợn, rượu, trầu cau, xôi bánh đem ra đình lễ thần, rồi thì biếu làng, dân làng ăn