Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/159

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
160
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

nhau đến cậy phân xử, trông về mấy người làm việc của các làng lấy chữ hiệp cử, hoặc đôi khi tết nhất, họ có hảo tâm mà quĩ dị ít nhiều. Cái bổng nhỏ chẳng qua mươi lăm quả cau, một vài bao chè, hoặc đến năm ba đồng bạc, cái bổng lớn chẳng qua khoét được một vài chục cho chí một trăm bạc là cùng, mà khoét như thế thì khó quá, có xảo quyệt lắm mới được. Về phần lý trưởng trong làng, nhờ về cái mộc triện mà đôi khi kiếm được một vài bao chè, dăm ba đồng bạc, đám nào bán ruộng bán đất, bán cửa bán nhà thì may ra cũng được một vài chục bạc, còn thì phải trông đến dân. Dân làng nào hảo tâm thì mỗi năm cũng cấp cho lý trưởng được dăm bảy chục bạc, nhưng bạc ấy có đâu mà đưa, chẳng qua cho lý trưởng tự tiện lấy được ở món tiền công nào ra thì lấy, hoặc bán hoa lợi gì của làng hoặc bán trùm bán trưởng thế nào cho đủ thì thôi. Ngoài ra nữa thì trông vào những khi kỳ thần bái xã, những khi tu bổ làm sao cũng xẻo xén được ít nhiều. Còn như phó lý trưởng ăn chia tay với lý trưởng được ít nào thì được, không được thì thôi. Khán thủ, trương tuần khéo lắm mới xẻo xén được đám dân phu dăm ba đồng, dân xã nào có ruộng nương, có thóc lúa, thì mỗi vụ gặt công tuần phòng cũng được mươi lăm thúng thóc.

Cho nên người làm việc ở nơi tốt bổng thì còn khá, ở về nơi đồng trắng nước trong thì có khi phải bán cả nhà. Mà họ không bòn không khoét thì lấy đâu họ ăn mà họ làm việc cho làng. Cái thói của họ đục dân thì cũng đáng ghét mà cái tình họ thì cũng đáng thương. Vả họ tranh nhau ra làm vì họ muốn chiếm cái ngôi thứ lấy cái sĩ diện với dân thôn và muốn hưởng cái quyền