Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/168

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
169
 

lính cựu một làng, hợp lại làm một hội gọi là hội bản binh. Mỗi năm hai kỳ tháng hai tháng tám làm lễ thánh sư, rồi thì ăn uống với nhau. Hội cắt lần lượt nhau, mỗi kỳ tế phải một người chứa đăng cai. Chủ ý hội thì chỉ cốt để họp mặt ăn uống cầu vui, và để thông sự khánh điếu với nhau mà thôi. Tục ấy bây giờ dễ bỏ hết.

*

* *

Việc thế lính của ta, mới vài mươi năm nay, đã thấy khác nhau lắm. Khi xưa đăng lính người thì thuê mướn kẻ nghèo khó đi thay cho mình, người thì tiếng rằng đi lính, nhưng quan bán phòng cho, lấy ít tiền mà cho ở nhà, chỉ khi nào ứng điểm mới phải ra. Mà đến lúc điểm duyệt lại buồn nữa, quân sĩ phân nửa người là kẻ bủng beo gầy yếu, ngọn giáo thì rỉ quèn, hàng mấy năm chưa lau đến, súng thì bắn chẳng nên, thôi kể chi những điều hủ bại làm gì, càng trông thấy bây giờ bao nhiêu thì càng chán ngán cho thời xưa bấy nhiêu.

Nay nhờ có nhà nước bảo hộ chỉnh đốn lại ngạch binh, và nhờ cách luyện tập cũng đã cường tráng gấp trăm gấp nghìn khi trước. Nhưng còn một điều là ta chưa mấy người hiểu việc đi lính là một nghĩa vụ rất to của người và là một trách-nhiệm chung của xã hội. Bắt lính ở làng nào, người trong làng thường có ý tị nạnh nhau, vẫn ra có ý sợ hãi phải đi xông pha nơi này nơi khác. Trừ ra mấy người nghèo khó, còn các người khá không mấy khi chịu ra, ấy cũng là dân khí nhút nhát, gây nên sự hèn yếu.