Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/171

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
172
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

các thầy đồ, thầy khóa, và của các ông cử, ông tú ngồi nhà mở ra, gọi là trường tư thục.

Làng nào không có người văn học thì nhà hào trưởng hoặc người có của mời một người ở xa để dạy cho con học, hoặc là các thầy đồ kiết phương xa tìm chỗ dạy trẻ nương thân cũng gọi là trường tư thục.

Trẻ trong làng độ bảy, tám tuổi trở lên, cha mẹ đã cho đến các trường ấy mà học. Thoạt mới học, ông thầy cho học tam tự kinh, tứ tự kinh, v.v... mỗi ngày dăm ba câu, tập viết ván gỗ. Độ một vài tháng thì cho học một vài dòng chữ, tập viết tô. Một năm trở lên mới học đến Dương-tiết, Sử-thượng hoặc học chính văn kinh, truyện, tập viết phóng và cho tập làm câu đối bốn chữ, hạng ấy gọi là mông học.

Hai ba năm, viết thành chữ rồi, học đã biết suy nghĩ, thì cho học đến tứ thư, ngũ kinh, sử Hán, sử Đường, cho tập làm câu đối bảy chữ, gọi là câu đối thơ, tám chín chữ gọi là câu đối phú. Dần dần cho tập làm bài đoạn, đoạn nhỏ văn sách, bấy giờ gọi là ấu học.

Năm sáu năm trở lên trẻ đứa nào có khiếu thông minh mới cho học đến làm thơ, làm phú, làm kinh nghĩa, văn sách, và vẫn phải học kinh, truyện, sử, ôn đi ôn lại hai ba lần cho thuộc. Ít năm nữa thì cho rộng ra đến cổ văn, Đường thi, tính lý, chu lễ, bấy giờ mới gọi là hạng trung tập.

Trong làng có trường to gọi là trường của các ông tú, ông cử, ông nghè thì mới dạy đến hạng trung tập, còn