Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/189

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
190
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Khánh điếu cũng là một cách giao thiệp của người ta, của xã hội kiếm một chút lễ vật để tỏ tình quí mến thương xót nhau, thì cái tục cũng không thể bỏ được.

Song ta ít nay, mỗi ngày một chuộng cách xa xỉ, xưa còn dùng câu đối vải hoặc bằng dạ, nay thì dùng toàn bằng vóc, bằng nhiễu, xưa còn mừng một vài quan tiền kẽm, nay thì mừng đến năm ba đồng cũng là thường. Mà xa xỉ nếu có dùng toàn đồ nước mình thì cũng không sao, nhưng mà tính người mình có thèm quí của nước mình đâu, nào nhiễu nào vóc nào chè nào pháo, dùng đến đồ Tàu mới là quí, mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền mừng phúng nhau, mà lại hóa ra làm giàu cho ngoại quốc, thực khá tiếc thay! Vả lại người mừng phúng thì chịu tốn kém để lấy tiếng rằng mình xử sang trọng, nhưng người chịu đồ ấy thì có thích gì đâu, chẳng qua treo bày một vài năm rồi thì rách nát mốc meo, quẳng đi làm giẻ là cùng. Những nhà phú quí, nhiều người mừng phúng không có chỗ mà treo câu đối cho hết, thì lại xếp xó rồi bỏ đi. Như thế thì ích gì cho nhà chủ, mà mình thì tổn hại, có phải cũng là xuẩn chăng?

Đã đành mừng phúng nhau bằng văn tự là một cách nhã, nhưng nên quí văn tự chớ đừng nên quí cái vỏ ngoài. Chỉ nên viết một mảnh hoa tiên để cho nhà chủ tập lại làm một, để vào bức trướng lưu truyền là đủ, bất tất dùng cách phù hoa vô ích làm chi. Mà dùng văn tự thì nhà văn tự hãy nên dùng, hoặc dùng Hán tự, hoặc dùng Nam-âm, nhưng tưởng Nam-âm là tiếng nước mình thì lại qui sơn, nên dùng hơn. Còn người không có văn tự thì bất tất mượn người làm thay. Văn chương