Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/234

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
235
 

người Trung-quốc như ông Sĩ-Nhiếp, ông Tích-Quang đã đem đạo Nho mà rải rác sang nước ta. Đến đời vua Thánh Tôn nhà Lý mới lập Văn miếu (tức đền Giám Hà-nội bây giờ) thờ Tiên thánh; thờ kèm thầy Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, gọi là Tứ phối; bọn thầy Tử-Cống, Tử Hạ cả thảy mười người, gọi là Thập triết. Ở ngoài hai bên tả mạc hữu mạc, thì thờ các vị cao hiền và thờ các bậc tiên hiền tiên nho từ đời nhà Hán, Đường cho đến nhà Nguyên, Minh. Các người ấy toàn là người Tàu, người nước ta thì sau mới thờ thêm ông Chu-văn-An là người làng Thanh-Liệt, huyện Thanh-Trì, ở về đời nhà Trần.

Văn miếu là một nơi duy trì đạo thống cho trong nước. Vua mỗi năm hai kỳ xuân thu dùng trọng lễ thân ra tế để tỏ lòng tôn sùng đạo ngài. Lại dùng kinh, truyện để thi học trò, dùng Nho thuật để trị thiên hạ. Các đời vua về sau, mỗi ngày mở mang thêm sự văn hóa thì đạo Nho lại mỗi ngày một thịnh thêm.

Vài chục năm nay nước ta tiêm nhiễm lối Âu-học, xem ra nhiều ý tưởng cao lạ, và nhiều sự thực nghiệm. Đạo Nho tuy cũng còn nhiều người sùng mộ, nhưng cũng nhiều người tùy thời mà theo về lối Âu-châu. Mà trong việc học hành chữ Nho cũng không được thịnh như trước nữa. Ở Sài gòn thì bây giờ không còn mấy người tinh thông chữ Nho, ở Bắc-kỳ ta có lẽ vài chục năm nữa cũng vậy. Ấy cũng là một cơ hội xoay đổi quan hệ đến vận nước hay dở mai sau.

*

* *