Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/235

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
236
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Đạo nho là một đạo bình thường giản dị, thuận lẽ tự nhiên của tạo hóa, và hợp với tính tình đương nhiên của người ta, ai cũng có thể noi theo được. Người mà có Nho học, thì nên một người có nết na, có phép tắc, có lòng nhân ái. Nước mà dùng Nho đạo, thì nên một nước có kỷ-cương, có thể thống; dễ cho việc cai trị, mà nhân dân cũng được hưởng hạnh phúc hòa bình.

Duy có một điều triết-lý thì nhiều điều viển vông, mà khiến cho người ta khó hiểu, thủ lễ thì lắm sự câu thúc, mà khiến cho người ta khó theo. Tính tình thì chuộng một cách êm ái hòa nhã, khiến cho dân khí nhu nhược, không được hùng dũng hoạt động như tính người Âu-châu, nhu dụng thì chuộng một cách tiết kiệm tầm thường, khiến cho kỹ-nghệ thô sơ, không được tinh xảo phát đạt như các nước Thái-Tây. Nói rút lại thì đạo Nho là một đạo tự trị thì rất hay, mà đem đối với đời cạnh tranh thì không mạnh. Còn như các thói hủ bại, phần nhiều là bởi tự người làm nên tệ, chớ không nên đổ cho tại Nho-giáo.

Tuy vậy, nước ta cũng nhờ có Nho học, mới theo được các cách văn minh của Tàu, mà nên một nước có văn chương, có chính trị, có luân thường, có học thức. Nếu trước khi chưa có Âu học, mà lại không có Nho học, thì nước ta chẳng qua cũng là một nơi mọi rợ mà thôi. Vậy thì công Nho giáo truyền sang nước ta rất to, dẫu khi nào nhờ được Âu-học mà nên một nước thịnh vượng hơn trước, ta cũng không nên quên cái công ấy. Vì cái công ấy đã mở mắt trước cho ta, ví như đứa trẻ thơ, trước nhờ một ông thầy dạy bảo cho mở một đôi