Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/253

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
254
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

biệt trên dưới, ai có công thì được thăng hàm thăng trật, ai có lỗi thì phải giáng cấp hoặc là truất quan.

Binh chế: năm người gọi là một ngũ, mười người gọi là một thập, năm thập gọi là một đội, năm đội gọi là một cơ hay là một vệ. Mỗi đội có bốn đội trưởng, bốn ngũ trưởng, một thơ lại; mỗi cơ có một chánh quản cơ, một phó quản cơ, một điển ty, mười suất đội. Vệ thì có một chánh vệ úy và một phó vệ úy, còn cũng như cơ.

Binh ở kinh chia làm ba hạng: thân binh, cấm binh, tinh binh. Binh ở các tỉnh ngoài thì tùy tỉnh to nhỏ mà đặt nhiều ít cơ vệ, mà mỗi tỉnh lại có quân hiệu riêng, ví như Hà nội thì gọi là cơ chấn, cơ định, Nam-Định thì gọi là cơ cường, cơ tiệp, Hải Dương thì gọi là cơ kiên, cơ duệ, Sơn Tây thì gọi là cơ hùng, cơ dũng, v.v...

Binh thủy chỉ chuyên việc phòng ngữ các nơi cửa bể, hoặc đánh thủy, hoặc coi việc vận tải. Binh bộ thì coi về việc đánh bộ và phòng ngự các nơi đồn ải. Binh kỵ thì duy trong kinh có hai vệ gọi là khinh kỵ, phi kỵ mà thôi.

Khi có việc giặc giã, triều đình sai phái cơ vệ thuộc tỉnh nào đi dẹp giặc thì cơ vệ ấy phải làm lễ tế binh gia tổ sư rồi mới cất quân đi. Nếu có giặc to, cất đại binh đi đánh thì phải đợi cho các đạo họp đủ tại nơi quân thứ, trước hết bày đàn, dàn cắm cờ giáo chung quanh, ông chủ tướng mặc đồ nhung phục lên đàn làm lễ, các tướng tá đều phải nhung trang vào lạy, gọi là tế cờ. Tế xong, chủ tướng đọc mấy lời thệ quân, rồi cất quân đi. Lúc đánh giặc, hễ được trận, lập tức đưa tin báo về kinh, gọi là hồng kỳ cáo tiệp (cờ đỏ báo tin