Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/260

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
261
 

Thế nào thì cũng câu thứ nhất, thứ nhì, thứ tư, thứ sáu, thứ tám phải theo vần nhau, mà nếu dùng bốn câu thì chỉ phải ba vần, còn thơ ngũ ngôn muốn dùng mười sáu câu thì phải thêm tám câu nữa, mà cũng theo điệu ấy kéo đi mà thôi. Có khi hai câu đầu bằng trắc đối nhau ngay cũng được, thì câu đầu không phải vần nữa. Sai vần gọi là lạc vận, không được. Câu tiếp theo đáng bằng bằng đặt trắc trắc, đáng trắc trắc mà đặt bằng bằng, gọi là thất niêm, không được. Trong câu chỉ trừ ra chữ thứ nhất và chữ thứ ba không kể bằng trắc, còn sai bằng trắc chữ nào thì gọi là thất luật, cũng không được. Song chữ thứ nhất ở thơ ngũ ngôn và chữ thứ ba ở thơ thất ngôn đáng trắc trắc mà dùng bằng trắc thì được, chớ đáng bằng bằng mà dùng trắc bằng thì gọi là khổ độc, cũng không được.

Đó là luật thơ, còn như cách làm thơ thì câu đầu tiên gọi là câu phá đề, nghĩa là mới khai cái ý của đầu bài, ví dụ đầu bài là « cái hoa hồng » thì câu phá đề nói khơi ngay vì đâu mà sinh ra cái hoa, hoặc nhờ có mưa móc nhuần thấm mà hoa tốt. Câu thứ nhì là câu thừa đề hoặc gọi là nhập đề, nghĩa là nói vào đầu bài, ví như bài này thì thế nào cũng phải nói lại hai tiếng hoa hồng vào mới được. Câu thứ ba thứ tư là hai câu thực hoặc là cặp trạng, nghĩa là phải tả cái đầu bài ra, và phải đối nhau. Như hoa hồng thì câu này một vế tả sắc đẹp và một vế tả cái hương thơm để đối nhau, tả thế nào cho rõ ra hương đối với sắc của hoa hồng mới là khéo. Hai câu thứ năm, thứ sáu gọi là hai câu luận, nghĩa là bàn cho rộng cái ý đầu bài ra, như bài này thì đem những hoa khác vào so sánh, hoặc nói nó làm cái cảnh vui cho tài tử giai nhân, mà cũng phải đối nhau. Hai câu cuối cùng