Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/262

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
263
 

chữ đối nhau gọi là câu song quan; một vài câu dài mỗi vế hoặc trên bốn dưới sáu, hoặc trên sáu dưới bốn, hoặc nhiều hơn nhưng cũng chia mỗi vế là hai đoạn, đều gọi là câu cách cú, hoặc dùng mỗi vế ba đoạn, thì gọi là câu gối hạc.

Cách làm phú cũng tựa như cách làm thơ, cũng có khai, có thừa, có tả thực, có nghị luận, có kết. Vần đầu mới mở gọi là vần lung, nghĩa là nói cho bao quát cả đầu bài. Vần thứ hai là vần biện nguyên, nói nguyên ủy cái đầu bài; vần thứ ba là vần thích thực, tả cho hết ý nghĩa đầu bài; vần thứ tư thì là vần phụ diễn, suy rộng ý đầu bài ra, rồi từ vần sau trở đi thì nghị luậnkết lại.

Phú cũng nhiều lối, hoặc từ đầu đến cuối, dùng toàn bốn chữ, hoặc dùng toàn bảy chữ, hoặc theo điệu sở từ, cứ mỗi câu giăm sáu chữ, đệm một chữ hề, hoặc dùng cách lưu thủy như lối phú Xích-bích cũng được.

4.— Kinh nghĩa: Kinh nghĩa là lấy một vài câu chính văn trong kinh truyện ra đầu bài, rồi cứ suy diễn ý đầu bài; thay lời thánh hiền mà nói ra cho rộng và cho đúng với nghĩa kinh truyện thì mới được, cho nên lại gọi là kinh nghĩa.

Kinh nghĩa có hai lối là lối bát cổ và lối tản-hành. Lối bát cổ có tám đoạn: bắt đầu một, hai câu mở, gọi là phá đề, kế đến ba, bốn câu nghị luận gọi là thừa đề. Câu phá câu thừa thì còn là lời mình, từ đoạn sau trở đi thì là lời thánh hiền chớ mình không được nghị luận nữa. Đoạn thứ ba gọi là đoạn khởi giảng, thay lời thánh