Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/263

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
264
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

hiền mà nói suy nguyên cái đầu bài; đoạn thứ tư là đoạn khai giảng phải có hai vế đối nhau, nghĩa là nói khai cái ý đầu bài. Đoạn thứ năm chỉ hoàn lại một câu đầu bài, gọi là câu hoàn đề. Đoạn thứ sáu gọi là đoạn trung cổ, thích thực nghĩa đầu bài; đoạn thứ bảy gọi là đoạn hậu cổ, nghị luận thêm cho rộng nghĩa. Hai đoạn này mỗi đoạn cũng phải đặt hai vế đối nhau, dài hơn đoạn khai giảng một chút. Đoạn thứ tám gọi là đoạn kết tỵ, cũng hai vế mỗi vế hai, ba câu, rồi thúc lại một câu nữa là hết bài.

Lối tản hành đại ý cũng phải đủ chừng ấy phép tắc, duy lối đặt thì không cứ gì mấy đoạn, hoặc nhiều hoặc ít tùy ý, mỗi đoạn độ dăm bảy câu đối nhau cũng được.

Kinh nghĩa là văn ứng thí, chớ chơi bời thì không mấy khi dùng đến.

5.— Văn sách: Văn sách là lấy những lời nghị luận hoặc những việc làm của cổ nhân hay là việc đương thời mà hỏi cho học trò đáp lại, xem học trò có nhớ sách, và có kiến thức không. Mỗi một mục văn sách độ dăm sáu đoạn hỏi về việc đời xưa và một vài câu hỏi về việc đương thời, hoặc ra văn sách đạo thì mỗi kinh truyện một câu, và vài câu hỏi vào sử ký, một vài câu kinh. Học trò đáp lại phải lựa cái mẹo của người ra bài, hỏi đâu nói đó. Lắm câu đầu bài hỏi lăng hỏi lứu, hỏi câu nọ nhằng ra câu kia, thì làm bài phải theo thứ tự hoặc đảo lên đảo xuống mà nói gỡ dần dần từng câu một, nếu đáp thiếu ý nào hoặc thừa ý nào cũng không được.

Việc thi cử trọng nhất là văn sách, vì phải nhớ sách