Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/281

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
282
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

thóc, mỗi ngày giương thẳng hai bàn tay mà đâm xỉa vào thóc, lâu rồi gân tay rắn chắc, có thế đâm thủng được cây chuối. Luyện chân thì tập đá vào cây chuối, đá mãi thành chai, có thể đá vào tường gạch cũng không biết đau.

4.— Tập nhảy. Kiếm một chỗ gò thấp, mỗi ngày tập nhảy. Thoạt tiên bỏ đầy cát vào hai ống quần, buộc lại mà nhảy. Trước nhảy còn nặng sau dần dần quen mà nhẹ đi. Đến lúc tập được bỏ hết cát đi, thì nhảy nhẹ mình lắm, có thể cao tới mái nhà cũng nhảy được.

5.— Tập côn, tập đấu rồi tập khiên mộc, tập múa đại đao. Mỗi cách đã có một bài dạy, khi động, khi tĩnh, khi lên khi lui, khi múa mình khi nhảy nhót, đều có phép cả. Thầy dạy võ cầm mõ làm hiệu, học trò nghe theo tiếng mõ mà đi bài.

Trong khi tập thường phải ăn cháo cho nhẹ người dễ tập. Nếu lúc mới tập mà đau gân xương thì nấu nước lá tre mà xông mình hoặc uống thì khỏi và lại khỏe thêm ra nữa.

Võ kinh của ta thì chẳng qua chỉ những cách xem giờ, kén ngày, coi thiên văn, xét địa lý, tính nhâm độn và các phép huyền ảo, v.v...

Còn phép thi võ về những triều trước thì không rõ thế nào. Duy bổn triều ta, từ năm Minh-Mệnh thứ mười bảy, mới mở khoa thí võ ở Thừa-thiên, sau lại mở thêm trường thi ở Hà-nội và ở Thanh-hóa. Năm Thiệu-Trị thứ