Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/291

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
292
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

tay cho đến khi ra hẳn sợi tơ. Đừng kéo lấy gốc nhiều quá mà hao tơ.

4.— Kén phải bỏ vào nồi cho đều, đừng có khi nhiều khi ít. Mỗi bàn ươm thì ươm hai mối. Muốn cho tơ dễ kéo và dễ bán thì cho bảy con kén làm một sợi.

Những người ươm tơ phải có ý tứ giữ mực, lúc nào cũng bảy con kén, ngộ có sợi nào đứt thì phải nối ngay, mà khi có nhiều con kén hết một lúc, cho kén mới vào thay thì để tám con mà thôi chớ nên cho nhiều quá.

5.— Cái cần để bắt chéo mối tơ lại thì phải cho dài thì tơ mới tròn mà săn sợi, tơ có chỗ đầu mấu nào thì khi đi qua chỗ bắt chéo ấy phải đứt ngay, mà mình dễ trông thấy để nhặt nó đi.

Còn người quay tơ thì thường thường dùng trẻ con quay cũng được, quí hồ quay cho đều, mà quay mau hay chậm thì tùy người ươm bảo. Lúc nào sợi tơ đứt ra thì người quay tơ phải tìm mối đứt ở các gàng để cho người ươm quấn mối ấy lên cần mà nối lại cho liền, đừng để thừa mối ra.

Mỗi lúc bỏ kén vào quay để lấy gốc ra thì phải dùng lò ươm cho đều lửa.

Khi nào con tơ đã to độ 40, 50 grammes thì đầu mối phải quấn vào, buộc lại cho dễ tìm rồi đem nguyên cái gàng phơi ra chỗ có gió mà không có bụi cho được chóng khô và sạch sẽ. Khô rồi tháo ra mà để vào chỗ kín đừng để cho ẩm ướt.

*

* *