Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/300

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
301
 

chữa khỏi trông thấy. Chắc cũng còn nhiều phương thần hiệu nữa, nhưng ngặt vì tính người mình bí hiểm, ai có phương nào tuyệt hay thì chỉ để làm bài thuốc gia truyền mà kiếm lợi riêng một mình, chớ không ai làm ra sách vở hoặc truyền lại cho người khác. Người ấy mất thì bài thuốc cũng mất, cho nên không còn mấy bài hay để đến bây giờ.

Thuốc nam không có cách xem bệnh tinh vi bằng thuốc bắc, chỉ bệnh nào phát hiện ra ngoài thì cứ theo bài thuốc truyền tục mà chữa thôi. Ví như sốt rét thì uống nước lá ngâu, đi tả thì ăn lộc táo hoặc nấu nước lá ổi tàu, vỏ dừa mà uống; trẻ em đầy bụng thì giã lá xoan với con gián đất mà dịt vào rốn, đàn bà đẻ thì uống nước lá nhân trần, cao ích mẫu, v.v... Các bài ấy, chốn hương thôn dùng nhiều mà nhiều bệnh lại không phải thầy thuốc xem xét nữa; cách ấy là cách cẩu thả, các người cẩn thận không mấy khi dùng.

Người cẩn thận ưa dùng thuốc bắc nhiều. Thuốc bắc nguyên từ đời vua Hoàng-đế bên Tàu nếm các thứ cỏ cây mà chế ra, các vị thuốc có vị hàn vị nhiệt, có vị bình thường không nóng không lạnh, có vị ôn hòa. Làm thuốc biết bào chế rồi mới chữa được bệnh.

Về sau, các danh y như Hoa-đà, Biển-thước, v.v... mỗi ngày lại kê cứu thêm tinh vi, mà chế ra nhiều phương thuốc hay và soạn ra sách vở để lưu truyền về sau.

Bệnh chứng đại để chia ra làm hai căn nguyên: một là nội thương; hai là ngoại cảm. Nội thương là gốc bịnh