Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/338

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
339
 

XXVII.— ĐỒNG CỐT

Đồng cốt là những người thờ về chư vị, như thờ bà Liễu-Hạnh công chúa, Thượng-Ngàn công chúa, Cửu-Thiên huyền nữ, v.v... thì gọi là đồng Đức Mẹ; thờ về các vị Hoàng Tử thì gọi là Đức Ông; thờ về các cậu thì gọi là đồng Cậu Quận; thờ các cô thì gọi là đồng Cô.

Đàn bà hay đau yếu, hoặc đôi khi mặt đỏ rần rần, hoặc hay nằm mơ thấy bay và thấy lội dưới nước thì cho là có số phải thờ. Người có số phải thờ, phải đem vàng hương đến kêu tại cửa tĩnh nào, đội bát phù hương, xin làm con công đệ tử. Đã thờ rồi, thì cứ mồng năm, ngày tết phải đến lễ. Người nào chư-vị bắt đồng thì phải ngồi đồng hầu bóng thánh; ai còn trẻ tuổi thì xin khất lại mấy năm cũng được.

Thánh đã bắt đồng thì phải lập cửa tĩnh riêng tại gia mà thờ, hoặc phải đến chầu chực tại nơi đền miếu nào.

Bàn thờ bài trí tượng Chư-vị, ngựa vòng, hài hộp, vàng xanh vàng đỏ, nón dứa nón nghệ bằng giấy treo lủng lẳng cả trước cửa bàn. Người đồng cốt lại may sắm khăn áo các mầu, cái xanh, cái đỏ, cái vàng, cái trắng gọi là khăn áo ngự, để khi ngồi hầu bóng thì mặc.

Nhà đồng bóng mua những thứ hoa quả, bỏng kẹo, thường ngày đêm hương khói phụng thờ.

Đôi khi rằm, mồng một, ngày tuần ngày tiết, hoặc khi có người đau yếu kêu cầu thì bọn cung văn đến dàn trống hầu văn để đồng vào hầu bóng. Đồng mặc áo xanh