Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/353

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
354
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

XXX.— CÁC CÁCH CHIÊM NGHIỆM

Ngoài sự chiêm đoán, ta còn nhiều cách chiêm nghiệm. Chiêm nghiệm là xem các sự xảy qua ở ngoài mà nghiệm việc, việc hay dở của người hoặc việc nắng mưa của trời.

Nghiệm xem thiên thời.

Mặt trời có sắc năm vẻ là tượng thái bình — Mặt trời mặt trăng gấu ăn, có tai biến — Sao chổi mọc, có việc binh đao. — Mày thành hiện, có loạn. — Đêm hôm trừ tịch sáng trời, được mùa đậu trắng; tối trời, được mùa đậu đen.— Mùa xuân, khi đói có sấm, trước khi ăn cơm là sấm đói, sau khi ăn cơm là sấm no. Mặt trăng có vùng (quầng) thì hạn, có tán thì mưa. — Trăng mồng tám đầy thì gạo hơn, vơi thì gạo kém. — Ngày đoan dương có mưa thì cây cối nhiều sâu. — Đêm trung thu, trăng không tỏ, lúa kém; sáng vừa vừa, được vụ chiêm. — Ngày trùng cửu có mưa, sang năm được mùa, không mưa mất mùa. Lúa chín có hoa, gạo rẻ. Cau tốt lúa mất mùa. Nhãn muỗm được mùa, nước to. Khoai lang ngọt, đói kém. Đồng nhiều óc nhồi, nước to. — Rễ cây trắng, cỏ gà trắng, trời sắp mưa. — Cóc cạo miệng, sắp mưa. — Mùa xuân lá tre rụng nhiều, sắp có mưa to. — Xương đùi ếch đen là triệu mưa; đen khúc trên thì mưa về đầu tháng, đen khúc giữa mưa về giữa tháng, đen khúc dưới thì mưa về cuối tháng. — Cá không vẩy đạp đầu không có máu, trời nắng to. — Chuồn chuồn ra từng đàn sắp bão. Kiến tha trứng leo cây, có nước to. — Mỗi cánh bay ra, sắp mưa. — Kiến ở cao leo xuống thì nắng. Mưa mãi quạ bay ra kêu là tạnh. — Nước có bọt đen thì trời còn rét.