Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/385

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
386
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

song chỉ hiềm cách nấu nướng thì còn vụng nhiều lắm. Ở chỗ quê mùa trừ ra những nhà nghèo khó, ăn uống kham khổ không kể, còn nhà thường thường cho đến nhà phong lưu ăn uống chẳng qua thay đổi trong mấy món ba ba, giả cầy, thịt cá, giò chả, đậu rán, rau xào v.v... Mà các thứ thịt thì chỉ đến thịt bò ăn tái, thịt dê bóp vừng, thịt lợn luộc chần, thịt gà chấm muối là cùng, chớ không có cách nào xào nấu cho ngon lành thơm tho hơn nữa. Nơi thành thị thì cũng có khác nhà quê được một đôi món nấu theo kiểu Tây kiểu Tàu nhưng phần nhiều thì cũng chẳng khác gì nhà quê.

Ăn uống là các thứ bổ dưỡng thân thể, thực là rất cần cho đường vệ sinh. Đã đành rằng ăn để mà sống không phải sống để mà ăn, nhưng cũng phải biết cách ăn uống, biết đường bổ dưỡng, cho được nên người béo tốt khỏe mạnh, rồi mới gánh vác nổi được việc khó nhọc ở đời, chớ nếu ăn uống cẩu thả, thế nào cũng xong, rồi lắm khi chán miệng không muốn ăn thành ra người ăn uống yếu ớt, thân thể gầy gò, thì còn làm gì được những việc nặng nhọc nữa.

Ta xưa nay vẫn lầm về điều ấy, có câu tục ngữ rằng: miếng ăn quá khẩu thành tàn; lại rằng: sống về mồ về mả, chẳng sống về cả bát cơm, những câu ấy có ý nói làm người không cần gì đến sự ăn uống, vẫn là phải, nhưng thực trái với nghĩa dưỡng sinh.

Xem như các nước văn minh, nước nào cũng có sách nấu ăn, mỗi thứ nấu một mùi, mỗi vị chế một cách, làm cho người ăn ngon miệng mà không bao giờ chán, thực là biết lấy sự ăn uống làm trọng. Nước ta thì sách