Bước tới nội dung

Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/393

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
394
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

chỉ vì kém đồng tiền mà thôi. Thế thời muốn được như vậy, ta lại cần phải làm thế nào cho nhiều tiền.


XXXIX.— ĐỂ TÓC

Trẻ mới sinh độ một tháng, gọt hết cho sạch tóc máu rồi tóc hơi dài lại cạo. Đến khi ba, bốn tuổi trở lên, con trai để ít tóc trên đỉnh đầu gọi là cái chỏm, hoặc cái hồng mao, con gái để ít tóc trên thóp hoặc ở sau gáy, gọi là cun cút cũng nhiều đứa để hai bên góc đầu, gọi là hai trái đào. Đến chừng mười hai, mười ba tuổi trở lên thì để tóc, không cạo nữa. Để cho đến khi có tóc dài, đàn ông bới tròn một nắm đằng sau sống óc rồi đội khăn bịt ra ngoài, đàn bà thì cuộn tóc vào trong khăn, rồi vấn một cái vành tròn trên đầu, mà để đuôi tóc thòng ra đằng sau gọi là cái đuôi gà. Đàn bà Trung-kỳ và Nam-kỳ thì bới tóc như đàn ông Bắc-kỳ.

Đàn ông lấy có bới tóc làm đẹp, đàn bà lấy có đuôi gà làm xinh, cho nên nhiều người không tóc, phải mượn tóc ngoài mà độn vào. Trừ ra chỉ có nhà sư, hoặc kẻ làm ăn lam lũ, thì mới để đầu trọc.

Ít lâu nay, đàn ông nghiễm nhiên theo Âu-hóa, đã nhiều người húi đầu, duy ở chốn quê thôn và đám cựu nho thì không mấy người chịu húi.

*

* *

Đầu để lù lù một đống tóc, vừa bẩn thỉu, vừa ngứa ngáy, mà mỗi ngày một lần gội, hai ba lần chải thì lại